Lý do chủ quan

Một phần của tài liệu nghiên cứu quy chế pháp lý của doanh nghiệp định mức tín nhiệm (Trang 55 - 57)

1. 2.3 Phương pháp định mức tín nhiệm

2.2.2.2. Lý do chủ quan

Khó khăn xuất phát từ thị trường:

Nhiệm vụ của doanh nghiệp ĐMTN là hướng dẫn cho các nhà đầu tư có được những quyết định đúng đắn nhất, qua đó gópphần thúc đẩy sự phát triển của các thị trường tài chính và sự phát triển chung của cả nền kinh tế. Do đó, hoạt động của doanh nghiệp ĐMTN đòi hỏi tính độc lập, tin cậy và tính chuyên nghiệp. Chính vì đặc tính này mà việc thành lập các doanh nghiệp ĐMTN ở Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn.

Thị trường tài chính có nhiều bước phát triển vượt bậc trong thời gian gần đây, 6 tháng đầu năm, thị trường chứng khoán đã có sự khởi sắc nhất định khi đạt

36Thông tư số 25/2012/TT-NHNN quy định Về việc bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

mức tăng trưởng khoảng 24% so với cuối năm 2012. Tổng mức huy động trên thị trường chứng khoán (thông qua phát hành cổ phiếu, đấu giá cổ phần hóa và đấu thầu trái phiếu chính phủ) đạt 114.840 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2012.38Tuy nhiên thị trường tài chính Việt Nam vẫn chưa phải là thị trường lớn thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp ĐMTN.

Khó khăn xuất phát từ phía các doanh nghiệp:

Đa số các doanh nghiệp, các tổ chức phát hành công cụ nợ, các nhà đầu tư vẫn chưa có nhận thức rõ ràng về doanh nghiệp ĐMTN và tầm quan trọng của doanh nghiệp ĐMTN. Thách thức đốivới một thị trường mới mẻ như Việt Nam là làm sao thông tin để cho cả nhà phát hành và nhà đầu tư hiểu được tầm quan trọng của công việc ĐMTN, làm sao để các chủ thể này thấy được cần phải nắm rõ mức độ rủi ro và so sánh với mức lợi nhuận mà họ thu được khi chấp nhận rủi ro đó. Nếu các nhà đầu tư tin rằng cần thiết phải có ĐMTN thì chủ thể sẽ tự tìm đến các doanh nghiệp ĐMTN để yêu cầu dịch vụ. Trong thời gian qua, chỉ một số doanh nghiệp lớn và bị áp lực về vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế, phải bắt buộc nâng cao năng lực cạnh tranh của mình với các chủ thể nước ngoài mới nhận thức được vai trò của doanh nghiệp ĐMTN và bắt đầu sử dụng dịch vụ ĐMTN. Ông Võ Trí Thành, Trưởng ban Nghiên cứu Chính sách Hội nhập kinh tế Quốc tế (Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương), cho rằng, khi nói đến vấn đề minh bạch hoá thông tin cung cấp để xếp hạng tín nhiệm tức là đã liên quan đến quyền của doanh nghiệp. "Vì lý do kinh doanh, nhiều doanh nghiệp chưa muốn tiết lộ một thông tin nào đó. Không phải họ làm ăn không chính đáng mà họ dự định sẽ công bố vào một thời điểm nào đó thích hợp hơn".39Niềm tin vào sự phát triển của ngành ĐMTN tại Việt Nam là hoàn toàn có cơ sở nhưng cần phải có một quá trình phát triển, vì đây là dịch vụ còn khá mới đối với Việt Nam.

Khó khăn từ các nhà đầu tư và chủ thể được ĐMTN:

Có một câu hỏi luôn được đặt ra khi nhắc đến ĐMTN trong thời gian gần đây là: “làm thế nào để tạo dựng niềm tin của các nhà đầu tư và tổ chức phát hành đối với doanh nghiệp ĐMTN?”

38Nguyễn Sơn, Đẩy nhanh ban hành chính sách, góp phần phát triển TTCK Việt Nam, trang thông tin điện tử Đầu tư chứng khoán: http://tinnhanhchungkhoan.vn/GL/N/DJGHAD/day-nhanh-ban-hanh-chinh-sach-gop- phan-phat-trien-ttck-viet-nam.html, [ngày truy cập 07/10/2013]

39Hà Vy, Kinh doanh thông tin tín nhiệm bắt đầu khởi động, trang thông tin điện tử Tin nhanh Việt Nam: http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/kinh-doanh-thong-tin-tin-nhiem-bat-dau-khoi-dong-

Đây là một câu hỏi khó mà các cơ quan chức năng liên quan và chính doanh nghiệp ĐMTN đang phải tìm hước giải quyết. Đó là vấn đề mấu chốt cho sự tồn tại của các doanh nghiệp ĐMTN. Để tạo được niềm tin vào các doanh nghiệp ĐMTN trong nước ở thì trường tài chính Việt Nam hiện nay cũng đang gặp phải một số khó khăn nhất định. Khi vẫn còn nhiều nghi vấn về chất lượng dịch vụ ĐMTN của các doanh nghiệp tại Việt Nam. ĐMTN như “con dao hai lưỡi”, một mặt có thể giúp đối tượng được ĐMTN nâng cao uy tin, tạo lập thương hiệu trên thương trường, nhưng mặt khác nếu thông tin thu thập không đầy đủ, đánh giá không khách quan thì có thể ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của đối tượng định mức tín nhiệm cũng như sẽ gây khó khăn trong hoạt động kinh doanh.

Việc xếp hạng ĐMTN đòi hỏi sự hợp tác tích cực từ phía các đối tượng được ĐMTN trong việc phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác những tài liệu, thông tin về tình hình tài chính và phi tài chính trong phạm vi của mình theo yêu cầu của doanh nghiệp ĐMTN. Nhưng có một sự thật là các đối tượng được ĐMTN tại Việt Namphần lớn đều có xu hướng che dấu thông tin tài chính thực và những hạn chế của mình. Khi bị hạ bậc tín nhiệm đều không chấp nhận nhìn thẳng vào hiện trạng thực sự mà ngược lại luôn tìm cách giải thích bác bỏ thông tin xếp hạng tín nhiệm không tốt từ các doanh nghiệp ĐMTN. Đây không chỉ dừng ở việc phản bác lại các kết quả ĐMTN của doanh nghiệp ĐMTN trong nước mà ngày cả các tổ chức ĐMTN uy tín trên thế giới như Standard & Poor sau khi hạ bậc tín nhiệm của ngân hàng Techcombank trong báo cáo ngày 09/01/2012 cũng ngày lập tức bị ngân hàng này lên tiếng phản đối, Fitch Ratings bị ngân hàng ACB phản bác ngay sau bản báo cáo xếp hạng tín nhiệm ngày 02/7/2012, khi nhận được kết quả xếp hạng tín nhiệm ngày 23/9/2012 của Moody’s thì ngân hàng BIDV ngay sau đó cũng đưa ra quan điểm trong bài phỏng vấn về lý do bị hạ bậc tín nhiệm một phần là do thông tin từ Moody’s tổng hợp không chính xác. Đây thực sự là một khó khăn lớn với doanh nghiệp ĐMTN, làm thế nào để có thể thẩm định các thông tin trong hoàn cảnh không nhận được sự ủng hộ từ các đối tượng ĐMTN và làm thế nào để các nhà đầu tư tin tưởng vào kết quả xếp hạng là một yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ĐMTN.

Một phần của tài liệu nghiên cứu quy chế pháp lý của doanh nghiệp định mức tín nhiệm (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)