Yêu cầu của thị trường

Một phần của tài liệu nghiên cứu quy chế pháp lý của doanh nghiệp định mức tín nhiệm (Trang 52 - 53)

1. 2.3 Phương pháp định mức tín nhiệm

2.2.1.2. Yêu cầu của thị trường

Trong xu hướng nền kinh tế hội nhập quốc tế, kéo theo sự phát triển của các doanh nghiệp với tham vọng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, mở rộng hình thức kinh doanh, thì vấn đề cần huy động vốn đầu tư phát triển kinh doanh trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết trên thị trường tài chính. Cơ chế huy động vốn gián tiếp thông qua các ngân hàng có thể trong thời gian sắp tới sẽ không đủ nguồn vốn đáp ứng cho tất cả các chủ thể vay vốn hoặc nếu có thì cũng chỉ có thể cho vay trong thời hạn ngắn, như vậy sẽ còn gây khó khăn hơn trong việc khi chưa kịp đầu tư phát triển thu lời đã phải lo nguồn tiền để thanh toán nợ đến hạn cho các ngân hàng.

Theo Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thì tính đến hết tháng 9/2013, tổng số vốn huy động của toàn ngành là gần 3.380 tỷ đồng, trong đó, huy động có kỳ hạn dài (trên 12 tháng) chỉ chiếm gần 20%.33Do nhu cầu thiết yếu nên hình thức huy động vốn đang dần được chuyển từ cơ chế huy động vốn gián tiếp thông qua ngân hàng sang hình thức huy động vốn trực tiếp thông qua các công cụ nợ. Tuy vậy, nhiều người vẫn nhà đầu tư vẫn nghi ngờ vào tính rủi ro của các công cụ nợ, liệu có an toàn bằng gửi tiền tại các tổ chức tín dụng hay không? Nên để giải quyết vấn đề về thông tin minh bạch thông suốt giữa chủ thể có vốn và chủ thể cần vốn là vấn đề không hề đơn giản. Để giải quyết vấn đề này bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính - Ngân hàng (Bộ Tài chính) từng nhận định, việc ra đời và công nhận dịch vụ định mức tín nhiệm là một trong những bước đi để thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển, hỗ trợ các doanh nghiệp huy động vốn để phát triển sản xuất kinh doanh.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, từ 2006 đến 2012 đã có khoảng 60 doanh nghiệp huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu. Riêng năm 2012 đã có 50 doanh nghiệp đăng ký phát hành trái phiếu với khối lượng đăng ký phát hành là 39.417 tỷ đồng, khối lượng thực tế phát hành là 27.313 tỷ đồng. Tính đến

33Nguyễn Lương, Huy động nguồn vốn dài hạn: Các ngân hàng đang gặp khó khăn, Trang thông tin điện tử báo Đắk Nông: http://www.baodaknong.org.vn/kinh-te/huy-dong-nguon-von-dai-han-cac-ngan-hang-dang- gap-kho-27107.html, [ngày truy cập 30/10/2013]

31/12/2012, tổng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp vào khoảng 62.000 tỷ đồng, tương đương 2,1% GDP.34

Và trong thông báo mới nhất, tổng lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong quý III năm 2013 đạt không dưới 19.900 tỷ đồng. Con số này chiếm khoảng 29% lượng tín dụng tăng ròng trong quý III của toàn ngành ngân hàng. Tỷ lệ này được ước tính theo con số tăng trưởng tín dụng do Ngân hàng Nhà nước công bố. Theo đó, cuối năm 2012, dư nợ tín dụng toàn ngành ngân hàng là 2.753.000 tỷ đồng; đến cuối tháng 6 là 2.843.000 tỷ đồng (tăng trưởng 3,3%) và đến cuối tháng 9 là khoảng 2.913.000 tỷ đồng (tăng trưởng 5,8%). Số dư nợ 19.900 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp này là tổng 7 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp tính trong quý III năm nay. Nếu tính từ đầu năm, số vốn huy động từ trái phiếu doanh nghiệp là 34.000 tỷ đồng. Từ đó có thể nhận thấy nhu cầu huy động vốn trên thị trường ngày càng tăng với số tiền lớn thì nguy cơ rủi ro sẽ là rất cao, nên việc sớm cho ra đời doanh nghiệp ĐMTN hoạt động có hiệu quả sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro, làm tăng tính minh bạch thông tin trên thị trường, tạo được niềm tin của các nhà đầu tư, góp phần phát triển hình thức huy động vốn thông qua các công cụ nợ để giảm bớt gánh nặng cho ngân hàng.

Đại diện Viện nghiên cứu Nomura - Tập đoàn chứng khoán Nomura - cũng cho rằng: "Khi các tổ chức xếp hạng tín dụng có tên tuổi ra đời, đánh giá tổ chức phát hành theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ tạo lập được lòng tin cho các nhà đầu tư. Đó là yếu tố không thể thiếu trong việc phát triển thị trường vốn".35

Một trong những lý do khiến các nhà đầu tư chưa dám đầu tư mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam như chúng ta mong đợi, cũng là vì thiếu một công ty ĐMTN trên thị trường vốn Việt Nam. Dựa trên các kết quả doanh nghiệp ĐMTN mang lại, các nhà đầu tư mới có công cụ để thẩm định, lựa chọn danh mục đầu tư, dự báo tình hình phát triển tổ chức phát hành và đưa ra quyết định đầu tư. Thông qua bảng xếp hạng tín dụng, nhà đầu tư sẽ hiểu rõ hơn về sức mạnh tài chính của các công ty, dễ dàng đánh giá các tổ chức tài chính có quan hệ kinh doanh hoặc quan tâm tới việc mua các công cụ nợ của các công ty này.

Một phần của tài liệu nghiên cứu quy chế pháp lý của doanh nghiệp định mức tín nhiệm (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)