1. 2.3 Phương pháp định mức tín nhiệm
2.2.4. Đối tượng được định mức tín nhiệm
Trong giai đoạn đầu, để tập trung chuyên môn phát triển hiệu quả thì các doanh nghiệp ĐMTN ở Việt Nam không thể thực hiện việc ĐMTN đối với nhiều đối tượng như các doanh nghiệp ĐMTN phát triển nước ngoài đã thực hiện, mà chỉ nên tập trung vào một số đối tượng chính phù hợp với nền kinh tế Việt Nam. Điều này phụ thuộc nhiều vào khả năng của doanh nghiệp ĐMTN và góp phần tạo dựng uy tín ban đầu của doanh nghiệp ĐMTN. Tuy nhiên, đối tượng xếp hạng không được quá hẹp vì như vậy sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp ĐMTN.
Trên thực tế, có nhiều trường hợp đối tác yêu cầu một doanh nghiệp bất kỳ cần được xếp hạng để tăng thêm uy tín trong việc thực hiện hợp đồng mà doanh nghiệp này có thể không phát hành và không có các công cụ nợ đang lưu hành, nên việc áp dụng quy định đối tượng được ĐMTN chỉ bao gồm các tổ chức phát hành công cụ nợ và các công cụ nợ sẽ dẫn đến các bất cập, hạn chế việc mở rộng quy mô ĐMTN trên thị trường tài chính. Ví dụ:
Trường hợp gần đây nhất là của Công ty cổ phần xây dựng Cotec (Coteccons) , công ty không có nợ vay và không phát hành bất kỳ công cụ nợ nào thì các doanh nghiệp ĐMTN trong nước theo như quy định pháp luật có được xếp hạng tín nhiệm cho Coteccons hay không, trong khi Coteccons đang thực hiện nhiều hợp đồng lớn cho các chủ đầu tư nước ngoài và một trong số những hợp đồng đó yêu cầu phải có báo cáo ĐMTN.
Trong thời gian qua thì Công ty TNHH thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam (VietnamCredit) đã cung cấp dịch vụ thông tin tín nhiệm mà có bao gồm hoạt động định mức tín nhiệm cho các doanh nghiệp nước
ngoài để đánh giá năng lực trả nợ của các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam khi nhập khẩu máy móc, nguyên vật liệu của họ.42 Mục đích của đánh giá này là để doanh nghiệp nước ngoài xem xét và theo dõi năng lực tài chính của các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam. Tuy vẫn chưa thể gọi VietnamCredit là thành công khi đi tiên phong trong việc phát triển một nhánh mới của dịch vụ ĐMTN tại Việt Nam, nhưng đây cũng đặt ra vấn đề cần nghiên cứu thêm là có nên quy định pháp luật cho phép mở rộng đối tượng ĐMTN bao gồm cả các doanh nghiệp có nhu cầu ĐMTN mà không có nợ hay phát hành bất kỳ công cụ nợ nào. Vì rõ ràng trên thị trường đã xuất hiện nhu cầu và cần phải có quy định pháp luật cụ thể để hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc phát triển nhu cầu chính đáng đó.
Ngoài ra, trên thế giới cũng có nhiều trường hợp các doanh nghiệp thông qua các báo cáo định mức tín nhiệm và các cuộc tiếp xúc với doanh nghiệp ĐMTN để tiếp thu thêm thông tin, kinh nghiệm và thấy được những ưu khuyết điểm trong tổ chức cũng như so với các tổ chức khác; từ đó giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh, tài chính, và năng lực quản trị nên không nhất thiết phải thuộc đối tượng ĐMTN chỉ gồm các tổchức phát hành công cụ nợ và các công cụ nợ.