1. 2.3 Phương pháp định mức tín nhiệm
3.3.3.1. Phương pháp định lượng
Phương pháp định lượng (thông tin tài chính) phải xác định được kế hoạch trả nợ gốc và lãi; xác định những yếu tố quyết định ảnh hưởng đến dòng tiền; tính toán dự báo dòng tiền của đối tượng được định mức tín nhiệm thông qua bốn (04) chỉ tiêu tài chính cơ bản sau:
Chỉ tiêu thanh khoản:
Khả năng thanh toán hiện hành: (tài sản lưu động/nợ ngắn hạn) Thông qua chỉ tiêu này cho biết đối tượng được ĐMTN có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi nhanh chóng thành tiền mặt để đáp ứng việc thanh toán nợ ngắn hạn, do đó nó đo lường khả năng trả nợ của đối tượng được ĐMTN. Chỉ tiêu này thể hiện một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi bao nhiêu tài sản lưu động. Khi hệ số này giảm chứng tỏ khả năng trả nợ ngắn hạn của đối tượng được ĐMTN giảm và ngược lại. Tuy nhiên, khi hệ số này tăng quá cao thì lại cho thấy đối tượng ĐMTN không sử dụng hiệu quả tài sản lưu động, điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của đối tượng được ĐMTN.
Chỉ tiêu thanh toán nhanh: ((tài sản lưu động – hàng tồn kho)/nợ ngắn hạn) Chỉ tiêu này đánh giá khả năng trả nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động có thể chuyển đổi nhanh chóng thành tiền mặt, không bao gồm hàng tồn kho (chậm chuyển đổi sang tiền mặt hơn so với các loại tài sản lưu động khác).
Chỉ tiêu hoạt động:
Chỉ tiêu luân chuyển hàng tồn kho: (giá vốn hàng bán/hàng tồn kho bình quân) là số vòng quay hàng tồn kho.
Chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân: (doanh thu thuần/khoản phải thu bình quân) Hệ số này thể hiện tốc độ thu nợ, hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, chính sách bán chịu của đối tượng được ĐMTN.
Doanh thu trên tổng tài sản: (doanh thu thuần/tài sản) Chỉ tiêu này thể hiện một tài sản đem lại bao nhiêu doanh thu thuần.
Chỉ tiêu nợ phải trả trên tổng tài sản: (nợ phải trả/tài sản) thể hiện mức độ xoay chuyển tình thế trên tài sản bằng nợ vay. Trong giai đoạn phát triển tốt thì việc sử dụng nhiều nợ vay sẽ có lợi cho đối tượng ĐMTN. Nhưng khi hoạt động kinh doanh suy thoái, không hiệu quả thì việc sử dụng nợ vay sẽ là một gánh nặng cho đối tượng ĐMTN.
Chỉ tiêu nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu: (nợ phải trả/vốn chủ sở hữu) thể hiện có bao nhiêu đồng nợ vay tham gia cùng với một đồng vốn chủ sở hữu.
Chỉ tiêu thu nhập:
Chỉ tiêu thu nhập trước thuế trên doanh thu: (lợi nhuận/doanh thu thuần) cho biết một đồng doanh thu thuần tạo ra bao nhiêu phần trăm lợi nhuận.
Chỉ tiêu thu nhập trước thuế trên tổng tài sản: (lợi nhuận/tài sản) cho biết một đồng tài sản được đầu tư tạo ra bao nhiêu phần trăm lợi nhuận.
Chỉ tiêu thu nhập trước thuế trên vốn chủ sở hữu: (lợi nhuận/vốn chủ sở hữu) cho biết một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu phần trăm lợi nhuận.