ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP ĐỊNH MỨC TÍN NHIỆM

Một phần của tài liệu nghiên cứu quy chế pháp lý của doanh nghiệp định mức tín nhiệm (Trang 27 - 30)

1. 2.3 Phương pháp định mức tín nhiệm

1.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP ĐỊNH MỨC TÍN NHIỆM

Trong xu thế ngày càng phát triển của thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng, doanh nghiệp ĐMTN ngày càng khẳng định vị trí là một định chế tài chính cao cấp nhất của thị trường tài chính. ĐMTN là một trong những tiêu chí quan trọng đối với nhà tài trợ vốn, như ngân hàng hay nhà đầu tư để đưa ra quyết định tài trợ cho doanh nghiệp hay quyết định cho doanh nghiệp bất kì vay vốn. Đây là một tiêu chuẩn đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, bao gồm các chỉ tiêu tài chính phản ánh khả năng thanh toán hay khả năng chi trả của các doanh nghiệp, cơ cấu vốn và khả năng sinh lời. Sự tồn tại lâu dài của các doanh nghiệp ĐMTN này dựa trên nề tảng thiết yếu là việc tạo được sự tin cậy đối với nhà đầu tư, tổ chức phát hành, cơ quan quản lý thị trường và các chủ thể khác tham gia trên thị trường tài chính. Để có được sự tin cậy, hoạt động của doanh nghiệp ĐMTN phải đảm bảo được các yếu tố:16

Thứ nhất, chất lượng và tính nhất quán của định mức tín nhiệm.

Dựa vào các chỉ tiêu tài chính (khả năng thanh toán, cơ cấu vốn, khả năng sinh lời) và chỉ tiêu phi tài chính (trình độ, năng lực quản lý, kinh nghiệm điều hành, kinh doanh của giám đốc doanh nghiệp) doanh nghiệp ĐMTN sẽ chấm điểm trên cơ sở so sánh với các tiêu chí trung bình ngành. Từ việc đưa ra các tiêu chí này, các tổ chức xếp hạng sẽ tổng hợp thành những kết quả để đưara nhận xét dựa trên những tiêu chí đã được thiết lập để đưa ra những nhận xét đánh giá. Các phân tích ĐMTN không chính xác hoặc là kết quả của một quá trình phân tích không nhất quán sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đối với các đối tượng tham gia thị trường chứng

15 Dương Công Chiếu, Định mức tín nhiệm không có chỗ cho sai lầm, Thời báo Ngân hàng: http://www.thoibaonganhang.vn/tin-tuc/4-dinh-muc-tin-nhiem-khong-co-cho-cho-sai-lam-10190.html, [ngày truy cập 04/8/2013]

khoán. Các phân tích không phản ánh được các thay đổi trong khả năng và triển vọng tài chính của tổ chức phát hành sẽ làm sai lệch nhận thức của các đối tượng tham gia thị trường. Vì tính chất công việc nên các doanh nghiệp ĐMTN sẽ luôn phải quan tâm và thực hiện các yêu cẩu về:

Chất lượng của định mức tín nhiệm

Doanh nghiệp ĐMTN phải thực hiện, áp dụng nhất quán các phương pháp định giá qui cũ, có hệ thống đã được công bố của doanh nghiệp, đông thời khi phù hợp có thể đưa ra các ý kiến đánh giá dựa trên các kinh nghiệm đã được công nhận. Kết quả đánh giá sẽ là của doanh nghiệp ĐMTNchứ không phải là của một chuyên viên phân tích cụ thể nào đưa ra, ý kiến đánh giá phải thể hiện được tất cả các thông tin mà doanh nghiệp ĐMTN biết hoặc cho rằng có liên quan, phù hợp với phương pháp đánh giá của doanh nghiệp ĐMTN. Các chuyên viên của doanh nghiệp ĐMTN phải là những người có trình độ, kiến thức và kinh nghiệm phù hợp với lĩnh vực phân tích ĐMTN. Doanh nghiệp ĐMTN phải đảm bảo có và sử dụng các nguồn lực hữu hiệu để đưa ra các đánh giá ĐMTNcó chất lượng cao đối với các nghĩa vụ nợ và tổ chức phát hành. Doanh nghiệp định ĐMTN cần phải thường xuyên đánh giá năng lực đội ngũ nhân viên trong việc đưa ra các ý kiến phân tích chính xác và khả năng tiếp cận nguồn thông tin cần thiết cho việc phân tích ĐMTN.

Giám sát và cập nhật định mức tín nhiệm

Các đánh giá ĐMTN của doanh nghiệp ĐMTN luôn được theo dõi và cập nhật thường xuyên (chỉ ngoại trừ các đánh giá không cần sự giám sát, theo dõi thường xuyên). Vì thế, trong trường hợp gián đoạn đưa ra ý kiến đánh giá đối với một tổ chức phát hành hay nghĩa vụ nợ thì doanh nghiệp ĐMTNbắt buộc phải công bố rộng rãi cho tất cả công chúng và những người đăng ký. Kết quả ĐMTN chỉ phản ánh mức độ tín nhiệm tại thời điểm quá khứ và hiện tại do đó không đảm bảo tuyệt đối chất lượng tín dụng và rủi ro trong tương lai, khi mà những yếu tố về môi trường kinh tế vĩ mô hay mục đích của doanh nghiệp đã thay đổi.

Tính nhất quán của định mức tín nhiệm

Kết quả đánh giá ĐMTN được đưa ra với các cấp độ khác nhau từ mức xếp hạng A đến C cụ thể doanh nghiệp được xếp hạng A là tốt nhất, có khả năng thanh toán, khả năng trả nợ tốt, khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động cao, hoàn toàn có thể mở rộng tín dụng. Doanh nghiệp được xếp hạng B là doanh nghiệp nên hạn chế tín dụng, đồng thời kiểm soát chặt chẽ, thu hồi nợ cũ. Doanh nghiệp xếp hạng C là doanh nghiệp không thể cho vay, khẩn trương thu hồi nợ cũ, cũng như xem xét khả năng thanh lý hay phát mại tài sản đảm bảo, thu hồi nợ cũ.

Doanh nghiệp ĐMTNvà nhân viên của doanh nghiệp cần phải tuân thủ tất cả các luật hiện hành và các quy định điều chỉnh hoạt động của bản thân doanh nghiệp ĐMTN tại nước mà doanh nghiệp hoạt động cũng như phải đối xử công bằng và trung thực với tất cả các đối tượng tham gia thị trường. Hoạt động của các nhân viên doanh nghiệp ĐMTN phải đảm bảo có tính nhất quán cao và không đưa ra một đảm bảo bất kì nào về một ý kiến đánh giá trước khi tiến hành công tác ĐMTN. Doanh nghiệp ĐMTN cũng xây dựng các chính sách và qui trình qui định cụ thể người chịu trách nhiệm và các biện pháp xử lý đối với việc tuân thủ các điều khoản trong quy tắc hoạt động của doanh nghiệp ĐMTN và các nhân viên doanh nghiệp ĐMTN.

Thứ hai, tính độc lập của doanh nghiệp định mức tín nhiệm và tránh xung

độtlợi ích.

Doanh nghiệp ĐMTN không thể không đưa ra các ý kiến đánh giá chỉ bởi quan ngại về các tác động có thể có về mặt kinh tế, chính trị, … của các ý kiến này đến bản thân doanh nghiệp ĐMTN, tổ chức phát hành, nhà đầu tư hay các đối tượng khác. Quyết định về ĐMTN chỉ chịu tác động của các nhân tố có liên quan đến đánh giá mức độ tín nhiệm. Doanh nghiệp ĐMTN cần tách biệt về mặt pháp lý và vận hành hoạt động ĐMTN cũng như tách biệt các chuyên viên phân tích khỏi các hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp ĐMTN, bao gồm các hoạt động tư vấn có thể dẫn đến các xung đột lợi ích. Ngay từ khi thành lập và trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp ĐMTN luôn phải đảm bảo rằng các hoạt động kinh doanh phụ thuộc khác của doanh nghiệp không có xung đột lợi ích vớihoạt động đánh giá tín nhiệm của doanh nghiệp ĐMTN, các quy trình và cơ chế phải đảm bảo giảm thiểu khả năng phát sinh các xung đột lợi ích.

Thứ ba, đảm bảo tính minh bạch và kịp thời của công bố thông tin định

mức tín nhiệm.

Doanh nghiệp ĐMTN cần công bố một cách kịp thời, đúng thời hạn các ý kiến đánh giá mức tín nhiệm về tổ chức phát hành và chứng khoán mà mình đánh giá, trong đó giải thích ý kiến đánh giá và nêu rõ thời điểm cập nhật cuối cùng ý kiến đánh giá tín nhiệm do mình đưa ra trên báo chí, trang web của doanh nghiệp định mức tín nhiệm, … Đồng thời cũng cần công bố rộng rãi các chính sách công bố thông tin của mình. Bên cạnh đó công khai đầy đủ các thông tin về quy trình, phương pháp đánh giá và các giả thiết của mình để các cá nhân, tổ chức bên ngoài có thể hiểu được cách mà doanh nghiệp ĐMTN đưa ra kết quả đánh giá. Đối với mỗi kết quả đánh giá, doanh nghiệp ĐMTNcần công bố về vai trò tham gia của tổ

chức phát hành vào quá trình phân tích đánh giá. Các đánh giá không do tổ chức phát hành yêu cầu đưa ra cần phải được chỉ ra. Do người sử dụng thông tin ĐMTN dựa trên nhận thức về phương pháp, quy trình và thực tế hoạt động của doanh nghiệp ĐMTN, cần công bố đầy đủ và rộng rãi bất kỳ sự thay đổi nào trong phương pháp và quy trình chủ yếu của mình trước khi chúng có hiệu lực.

Thứ tư, bảo quản các thông tin mật.

Doanh nghiệp ĐMTN cần áp dụng các quy trình và cơ chế bảo mật thông tin do tổ chức phát hành cung cấp và chỉ được sử dụng các thông tin mật phục vụ cho mục đích liên quan đến hoạt động ĐMTN. Doanh nghiệp ĐMTN phải có các biện pháp để bảo vệ các thông tin không bị sử dụng sai mục đích. Các nhân viên của doanh nghiệp ĐMTN không được sử dụng hay chia sẻ các thông tin mật để giao dịch chứng khoán hoặc các mục đích khác ngoài các mục đích được quy định trong nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp ĐMTN.

Một phần của tài liệu nghiên cứu quy chế pháp lý của doanh nghiệp định mức tín nhiệm (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)