Báo cáo xếp hạng định mức tín nhiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu quy chế pháp lý của doanh nghiệp định mức tín nhiệm (Trang 94 - 95)

1. 2.3 Phương pháp định mức tín nhiệm

3.3.4. Báo cáo xếp hạng định mức tín nhiệm

Báo cáo xếp hạng định mức tín nhiệm là bản thu hoạch tổng hợp các kết quả phân tích của cả một quy trình ĐMTN với nhiều giai đoạn khác nhau. Báo cáo xếp hạng định mức tín nhiệm đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của thị trường khi cung cấp thông tin tin cậy cho các nhà đầu tư; có sức mạnh ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn, uy tín, địa vị của đối tượng được ĐMTN trên thị trường.

Bậc xếp hạng tín nhiệm là tiêu chí đánh giá khả năng hoàn trả nợ đúng hạn của các tổ chức phát hành công cụ nợ và của công cụ nợ. Bậc xếp hạng phổ biến trên thế giới hiện nay được phân theo 10 bậc có tương ứng với bậc cao nhất là AAA và bậc thấp nhất thể hiện sự mất khả năng chi trả của đối tượng ĐMTN là bậc D.

Hiện nay ở Việt Nam, mới chỉ có duy nhất trung tâm thông tin tín dụng CIC có hệ thống thang điểm bậc xếp hạng tín nhiệm một cách cụ thể và chặt chẽ nhất.

Bảng chuẩn xếp hạng tín dụng của CIC59

Ký hiệu xếp hạng

Nội dung

AAA

Loại tối ưu: Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả cao. Khả năng tự chủ tài chính rất tốt. Triển vọng phát triển lâu dài, tiềm lực tài chính mạnh. Lịch sử vay trả nợ tốt. Rủi ro thấp nhất.

AA Loại ưu:Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và ổn định. Khả năng tự chủ tài chính tốt, triển vọng phát triển tốt. Lịch sử vay trả nợ tốt. Rủi ro thấp.

A Loại tốt:Tình hình tài chính ổn định, hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Lịch sử vay trả nợ tốt. Rủi ro tương đối thấp.

BBB Loại khá: Hoạt động tương đối hiệu quả, tình hình tài chính ổn định, có hạn chế nhất định về tiềm lực tài chính. Rủi ro trung bình

BB

Loại trung bình khá: Doanh nghiệp hoạt động tốt trong hiện tại nhưng dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động lớn trong kinh doanh do sức ép cạnh tranh. Tiềm lực tài chính trung bình. Rủi ro trung bình.

B Loại trung bình: Doanh nghiệp hoạt động chưa có hiệu quả, khả năng tự chủ tài chính thấp. Rủi ro tương đối cao

CCC Loại trung bình yếu: Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thấp, năng lực quản lý kém, khả năng trả nợ thấp, tự chủ về tài chính yếu. Rủi ro cao.

CC Loại yếu: Doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, tự chủ tài chính yếu kém. Khả năng trả nợ ngân hàng kém. Rủi ro rất cao.

C Loại yếu kém: Doanh nghiệp hoạt động yếu kém, thua lỗ kéo dài, không tự chủ về tài chính. Năng lực quản lý yếu kém, có nợ quá hạn. Rủi ro rất cao.

Một phần của tài liệu nghiên cứu quy chế pháp lý của doanh nghiệp định mức tín nhiệm (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)