1. 2.3 Phương pháp định mức tín nhiệm
1.5. SỰ CẦN THIẾT PHẢI BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP
LUẬT QUI ĐỊNH VỀ THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP ĐỊNH MỨC TÍN NHIỆM
Nhận thấy tầm quan trọng của doanh nghiệp ĐMTN trong thị trường tài chính nói riêng và là nền tảng định hướng phát triển vững chắc cho nền kinh tế nói chung. Nên tại Quyết định số 128/2007/QĐ-TTg Về việc phê duyệt Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ định hướng cho thị trường vốn Việt Nam là phải tăng cường Phát triển các định chế trung gian và dịch vụ thị trường, trong đó: “Từng bước hình thành thị trường định mức tín nhiệm ở Việt Nam. Cho phép thành lập các tổ chức định mức tín nhiệm đủ điều kiện tại Việt Nam và cho phép một số tổ chức định mức
tín nhiệm có uy tín của nước ngoài thực hiện hoạt động định mức tín nhiệm ở Việt
Nam”.19
Doanh nghiệp ĐMTN có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thị trường vốn nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng. Thông qua việc xác định hệ số tín nhiệm cho các doanh nghiệp huy động vốn trên thị trường tài chính, tổ chức ĐMTN góp phần gia tăng hiệu quả hoạt động cả về cung và cầu đầu tư trên thị trường trái phiếu và thị trường tiền tệ, giúp nhà đầu tư nhận thức được những rủi ro để có định hướng đầu tư rõ ràng. Việc đánh giá ĐMTN không chỉ có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp khi huy động vốn trên thị trường mà còn cần thiết đối với các nhà đầu tư cũng như cơ quan quản lý nhà nước.
Việc ra đời và công nhận dịch vụ ĐMTNlà một trong những bước đi để thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển, hỗ trợ các doanh nghiệp huy động vốn để phát triển sản xuất kinh doanh. Phần lớn các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa quan tâm và tâm lý e ngại khi huy động vốn trên
19Quyết định số 128/2007/QĐ-TTg Về việc phê duyệt Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Điều 1, khoản 2, điểm C
thị trường trái phiếu; nhà đầu tư không muốn tham gia đầu tư vào trái phiếu vì sợ gặp phải rủi ro, như vậy cả doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu đều mong muốn có tổ chức trung gian đánh giá khách quan trung thực về khả năng trả nợ của doanh nghiệp phát hành. Vì vậy, cần phải nhanh chóng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý quy định về việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp ĐMTN.
Doanh nghiệp ĐMTN được biết đến như là một định chế tài chính cao cấp từ khá lâu tại các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới. Tuy nhiên ở Việt Nam, khái niệm doanh nghiệp ĐMTN vẫn còn quá mới không chỉ về lịch sử phát triển mà còn thể hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật qui đinh về vấn đề này.
Năm 2002, đánh dấu bước đầu tiên cho sự xuất hiện của ĐMTN tại Việt Nam thông qua Quyết định số 57/2001/QĐ-NHNN ngày 24 tháng 01 năm 2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc triển khai thí điểm đề án phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp. Đây là đề án thí điểm thực hiện trong 2 năm về phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp, sau thời gian thí điểm, Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) báo cáo kết quả trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Quyết định đã quy định doanh nghiệp được xếp loại tín dụng theo 6 loại có thứ hạng từ cao xuống thấp, có ký hiệu như sau: AA; A; BB; B; CC; C và điểm tối đa cho một doanh nghiệp là 135 điểm, điểm tối thiểu là 27 điểm. Phân loại doanh nghiệp được chia theo ngành kinh tế (nông lâm ngư nghiệp; thương mại dịch vụ; xây dựng; công nghiệp) và theo quy mô (lớn; vừa; nhỏ).
Sau hai năm thí điểm thành công thì ngày 28 tháng 4 năm 2004, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã chính thức đưa ra quyết định 473/QĐ-NHNN nhằm phê duyệt đề án phân tích, xếp hạng tín nhiệm các doanh nghiệp, cho phép CIC cung cấp các bảng báo cáo phân tích, xếp hạng các doanh nghiệp. Một bước tiến nữa là vào ngày 21 tháng 6 năm 2006, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ký quyết định số 1253/QĐ-NHNN cho phép CIC chính thức thực hiện nghiệp vụ phân tích, xếp hạng doanh nghiệp và đối tượng được nhận báo cáo xếp hạng bao gồm các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng và một số tổ chức khác khi có yêu cầu. ĐMTNbắt đầu khẳng định vị thế quan trọng của mình tại thị trường tài chính Việt Nam.
Tuy nhiên, các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật ban hành về lĩnh vực ĐMTN vẫn còn dừng lại ở mức khái quát chung, ít điều luật, chưa đi sâu vào làm rõ cụ thể vấn đề, cũng như chưa hình thành qui định khung pháp lý về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp ĐMTN tại Việt Nam.
Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển, Nhu cầu về vốn là nhu cầu thiết yếu quan trọng đối với mọi cá nhân tổ chức tham gia vào thị trường. Ở Việt Nam với đa số doanh nghiệp, khoảng 70-80% nhu cầu về vốn đang phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng. Điều này cũng hàm ý, những kênh dẫn vốn khác như phát hành trái phiếu doanh nghiệp vẫn đầy tiềm năng để phát triển. Nhưng, diễn biến trên thực tế vẫn đang ở mức khó tìm nguồn vốn lấp đầy những khoảng trống. Vấn đề được xác định, chưa có DN định mức tín nhiệm để “trọng tài” giữa các bên liên quan. Bà Phan Thị Thu Hiền - Phó vụ trưởng Vụ Tài chính Ngân hàng (Bộ Tài chính) cho biết, với vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thị trường vốn, thị trường tài chính, doanh nghiệp định mức tín nhiệm được thiết lập ở hầu hết các nước có thị trường vốn, thị trường chứng khoán phát triển. Chỉ tính trong khu vực ASEAN, các nước Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia đã có doanh nghiệp ĐMTN trong nước.20 Các doanh nghiệp ĐMTN đang hoạt động tại Việt Nam thì vẫn chưa được các thành viên trong thị trường tin tưởng sử dụng dịch vụ một cách tuyệt đối, các doanh nghiệp này cũng chưa cung cấp dịch vụ ĐMTN hoàn chỉnh đối với các đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp và công cụ nợ trên thị trường như thông lệ quốc tế.
Bộ Tài chính cho biết, từ 2006 đến 2012 đã có khoảng 60 doanh nghiệp huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu. Riêng năm 2012 đã có 50 doanh nghiệp đăng ký phát hành trái phiếu với khối lượng đăng ký phát hành là 39.417 tỷ đồng, khối lượng thực tế phát hành là 27.313 tỷ đồng. Tính đến 31/12/2012, tổng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp vào khoảng 62.000 tỷ đồng, tương đương 2,1% GDP.21
Song song với việc phát hành tại thị trường trong nước, đã có một số doanh nghiệp quan tâm và thực hiện phát hành ra thị trường quốc tế để huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Về hạ tầng thị trường, nhất là thị trường thứ cấp, đã từng bước được cải thiện để đáp ứng yêu cầu huy động vốn của doanh nghiệp.
Tuy nhiên về tổng thể, thị trường trái phiếu doanh nghiệp chưa thực sự hoàn chỉnh, chưa phải là kênh huy động vốn chủ yếu của doanh nghiệp, quy mô thị trường còn nhỏ và tính thanh khoản còn hạn chế. Chính vì vậy, bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính - Ngân hàng (Bộ Tài chính) cho rằng, việc ra đời và công nhận dịch vụ ĐMTN là một trong những bước đi để thúc đẩy phát triển thị
20 Dương Công Chiếu, Định mức tín nhiệm không có chỗ cho sai lầm, Thời báo Ngân hàng: http://www.thoibaonganhang.vn/tin-tuc/4-dinh-muc-tin-nhiem-khong-co-cho-cho-sai-lam-10190.html, [ngày truy cập 04/8/2013]
21Dương Công Chiếu, Thành lập DN định mức tín nhiệm: Nhà quản lý thận trọng, nhà đầu tư ngó lơ, Thời báo Ngân hàng: http://www.thoibaonganhang.vn/tin-tuc/2-thanh-lap-dn-dinh-muc-tin-nhiem--nha-quan-ly- than-trong--nha-dau-tu-ngo-lo-10654.html, [ngày truy cập 16/8/2013]
trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển, hỗ trợ các doanh nghiệp huy động vốn để phát triển sản xuất kinh doanh.
Theo Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC), là một nước đang phát triển – Việt Nam đang hấp dẫn nhiều công ty, cá nhân nước ngoài đến tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Trong số đó, rất nhiều đơn vị muốn tìm hiểu hoạt động của các cá nhân, tổ chức trong nước trước khi quyết định hợp tác ký hợp đồng, liên doanh liên kết và ngược lại. Thông số tài chính của các doanh nghiệp luôn là thông tin cần thiết nhất mà các đơn vị hợp tác luôn muốn tìm hiểu. CIC cho biết, nhu cầu cung cấp thông tin của các tổ chức tín dụng trong những năm gần đây tăng bình quân 50% mỗi năm. Mỗi ngày ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhận được 200 bản tin từ các tổ chức khác nhau yêu cần cung cấp các thông tin liên quan về xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp. Hiện tại, hệ thống thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thu thập hơn 800.000 hồ sơ khách hàng có quan hệ tín dụng, trong đó có 85.000 hồ sơ là khách hàng doanh nghiệp.22
Các chuyên gia cho rằng, để đáp ứng yêu cầu thực tiễn của thị trường, Việt Nam cần xem xét việc thiết lập khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động ĐMTN. Đại diện Ủy ban Chứng khoán cho biết, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 957/QĐ-BTC ngày 19/4/2012 về việc thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập dự thảo Nghị định về thành lập và hoạt động của công ty ĐMTN. Dự thảo đang trong giai đoạn trình Chính Phủ chờ phê duyệt. Dự thảo Nghị định quy định về thành lập và hoạt động doanh nghiệp ĐMTN đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến đưa ra 2 loại hình thực hiện dịch vụ này: Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên; hoặc Công ty cổ phần có vốn pháp định 15 tỷ đồng. Với mô hình này, Bộ Tài chính kỳ vọng, kết quả ĐMTN khách quan và minh bạch sẽ tác động trực tiếp đến giá giao dịch của các công cụ nợ được ĐMTN; giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư; và đương nhiên, giúp các tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp huy động vốn.
Kinh doanh thông tin tín nhiệm từ lâu đã không còn xa lạ trên thế giới.
Doanh nghiệp ĐMTN được biết đến như là một định chế tài chính cao cấp trên thị trường. Hầu hết các nước phát triển và trong khu vực Đông Nam Á đã có các tổ
chức hoạt động trong lĩnh vực này. Tuy nhiên tại Việt Nam, khái niệm trên vẫn còn rất mới mẻ và loại hình kinh doanh này mới chỉ ở bước khởi đầu. Để phát triển loại
hình doanh nghiệp ĐMTN ở Việt Nam đòi hỏi phải có quá trình kết hợp giữa học
hỏi, nghiên cứu phân tích các ưu điểm từ các tổ chức ĐMTN uy tín trên thế giới kết
hợp với việc phân tích tâm lý và đặc điểm thị trường tại Việt Nam. Thực trạng về
việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp ĐMTN tại Việt Nam sẽ phản ánh cái
nhìn toàn cảnh về ĐMTN tại Việt Nam trong thời gian qua, từ đó đề xuất hướng xây
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TRONG VIỆC THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA DOANH NGHIỆP ĐỊNH MỨC TÍN NHIỆM TẠI VIỆT NAM
Doanh nghiệp ĐMTN được biết đến như là một định chế tài chính cao cấp tại khắp các nước phát triển trên thế giới và ngày càng mở rộng đến các nước đang phát triển do yêu cầu minh bạch hóa trong các mối quan hệ kinh tế càng trở nên bức thiết. Việc thành lập và hoạt động các doanh nghiệp ĐMTN ở nhiều nước trên thế giới đã trở thành thông dụng và thông lệ nhằm rút ngắn khoảng cách thông tin giữa các nhà đầu tư, các nhà kinh doanh. Ở Việt Nam, từ năm 2002 cũng bắt đầu triển khai xây dựng mô hình doanh nghiệp ĐMTN. Tuy nhiên, việc học hỏi áp dụng kinh nghiệm quốc tế vào việc thành lập và hoạt động doanh nghiệp ĐMTN vẫn chưa mang lại hiệu quả, các kết quả ĐMTN chưa tạo được sự tin tưởng. Để nhìn nhận đánh giá lại vấn đề này, trong chương 2 người viết sẽ tập trung phân tích các doanh nghiệp ĐMTN hoạt động tại Việt Nam trong thời gian qua cũng như tìm hiểu các quy định pháp luật về lĩnh vực ĐMTN. Từ đó đưa ra nhận xét về những thuận lợi và khó khăn trong việc thành lập doanh nghiệp ĐMTN tại Việt Nam.