5. Kết cấu đề tài
2.2.1. Mặt khách quan
Hành vi khách quan: Đối với loại tội phạm này thì người phạm tội họ có thể thực hiện những hành vi sau đây:24
Thứ nhất, họ cho vay không có bảo đảm trái qui định của pháp luật về cho vay
của các tổ chức tín dụng. Đây là trường hợp cho vay không có bảo đảm (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh…) theo qui định của pháp luật; Đây có thể là do tổ chức tín dụng họ chạy theo cái lợi nhuận trước mắt mà họ không xem xét kỹ lưỡng đến những hệ quả về sau, hoặc có một số tổ chức tín dụng cạnh tranh không lành mạnh cố tình làm trái những qui định của pháp luật, do sự cạnh tranh, điều kiện sản xuất kinh doanh ngày càng khó khăn số lượng khách hàng ngày càng giảm cho nên nhằm thu hút những khách hàng mới, tăng doanh thu nên khi cho khách hàng vay họ không cần tài sản của người đi vay để bảo đảm hoặc cố tình lập những giấy tờ khống về tài sản bảo đảm để qua mặt được những cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.
Thứ hai, cho vay quá giới hạn quy định. Đây là trường hợp cho vay tuy là có
tài sản để người đi vay đảm bảo cho khoản vay của mình đối với tổ chức tín dụng cho vay nhưng mà số tiền, vàng, ngoại tệ cho vay lại quá mức qui định. Ví dụ, một người muốn đi vay với số tiền là 1 tỷ đồng nhưng tài sản thế chấp được thẩm định chỉ được 1 tỷ đồng và theo quy định pháp luật thì số tiền họ vay phải bằng hoặc thấp hơn 80% giá trị tài sản thế chấp (họ chỉ được vay không quá 800.000.000 triệu đồng), nhưng ngân hàng lại cho họ vay số tiền trên 800.000.000 triệu đồng. Hành vi này muốn thực hiện được thì cần phải có sự tiếp tay của các cán bộ trong các tổ chức tín dụng. Như đã
24
phân tích tại Chương 1 của bài viết này thì các cán bộ trong các tổ chức tín dụng mới là người thực hiện hành vi chính, còn những người đi vay thì họ chỉ là đồng phạm trong hành vi phạm tội này mà thôi. Theo thiết nghĩ dù người có đi vay họ có muốn vay với số tiền có bao nhiêu mà tài sản bảo đảm họ không đáp ứng và không có sự can thiệp của những cán bộ bị tha hóa, muốn trục lợi riêng cho mình thì tình trạng cho vay quá giới hạn quy định sẽ không xảy ra. Đặc biệt, những cán bộ trong lĩnh vực thẩm định giá tài sản bảo đảm là hết sức quan trọng. Nếu họ bị đồng tiền che mờ đi lý trí thì họ dễ dàng thực hiện hành vi của mình, lập bản thẩm định tài sản sai sự thật, giá trị của nó khác rất xa so với giá trị thật của tài sản bảo đảm và lợi dụng hệ thống quản lý cho vay của tổ chức mình để từ đó người đi vay sẽ đánh lừa được ngân hàng và những cán bộ tiếp tay đó sẽ hưởng được một phần giá trị mà số tiền vay được trái qui định pháp luật.
Thứ ba, các hành vi vi phạm khác vi phạm qui định của pháp luật về cho vay
trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Đây là trường hợp cho vay trái với quy định của pháp luật ngoài hai trường hợp vừa nêu trên. Chẳng hạn, cho vay với lãi suất thấp hơn hoặc cao hơn lãi suất qui định; cho vay không đúng đối tượng; cho vay sai qui định.25 Vấn đề này cũng xuất phát từ lợi ích hay là thu hút khách hàng của một tổ chức tín dụng. Lợi dụng nhu cầu cần vay vốn của khách hàng mà một số tổ chức tín dụng đã cố tình năng cao lãi suất cho vay; Đảng và Nhà nước luôn luôn có các chính sách hỗ trợ người dân sản xuất kinh doanh trong mọi lĩnh vực hợp pháp. Lợi dụng những qui định chưa rõ ràng đó các tổ chức đã cố tình làm trái qui định của pháp luật nhằm trục lợi hoặc các tổ chức lợi dụng chính sách để được Nhà nước cho vay ưu đãi, giảm thuế xuất nhập khẩu chẳng hạn như vừa rồi Chính phủ vừa có chính sách hỗ trợ ngư dân đóng tàu vỏ sắt thay thế tàu vỏ gỗ với số vốn hộ trợ là 10 nghìn tỷ đồng,26 đây là một số tiền rất lớn trong khi Đất nước ta còn rất nhiều khó khăn phải giải quyết, nắm bắt cơ hội đó các công ty đã thi nhau làm tường trình gửi Chính phủ cho họ nhập khẩu đội tàu sắt đã qua sử dụng và đóng mới nhằm hỗ trợ Ngư dân bám biển và bảo vệ chủ quyền trước sự nhóm ngó bên ngoài, nghe thì có vẻ rất tốt và cần hổ trợ nhưng xét kỷ lại có phải họ thật lòng hay chỉ lợi dụng chính sách đó nhằm thu lợi nhuận cho mình trong khi hàng loạt tàu đều đã sử dụng khá lâu thậm chí có tàu đã trên 30- 40 tuổi, phải suy
25
Minh Quang, Cho vay sai qui định, Báo điện tử Tuổi trẻ oline, 2014, http://tuoitre.vn/Kinh-te/624270/cho- vay-sai-quy-dinh-agribank-mat-hon-966-ti-dong.html, [ ngày truy cập 22/8/2014]
26
Phan hiển, Đóng tàu vỏ sắt cho ngư dân phải đảm bảo an toàn và có hiệu quả kinh tế, Báo điện tử Chính phủ
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2014, http://baodientu.chinhphu.vn/Chi-dao-quyet-dinh-cua-Chinh- phu-Thu-tuong-Chinh-phu/Dong-tau-vo-sat-cho-ngu-dan-phai-dam-bao-an-toan-va-co-hieu-qua-kinh-
xét cẩn thận khi hỗ trợ chính sách đó đúng đối tượng, đạt hiệu quả cao nếu không muốn Việt Nam trở thành bãi phế liệu tàu sắt.27
Hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội phạm đối với tội vi phạm qui định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Nếu hậu quả gây ra mà chưa đến mức nghiêm trọng thì người có hành vi gây ra hậu quả đó chưa thể chịu trách nhiệm hình sự đối với tội vi phạm qui định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Cho đến nay thì chưa có văn bản nào hướng dẫn hành vi gây hậu quả như thế nào thì được xem là hành vi gây hậu quả nghiêm trọng do vi phạm qui định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng gây ra. Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTD-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp ban hành là văn bản quy phạm pháp luật mà chúng ta có thể tham khảo để xác định thế nào là hành vi gây hậu quả nghiêm trọng do hành vi vi phạm qui định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng gây ra. Một khi muốn xác định hành vi vi phạm qui định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng ngoài hành vi khách quan, hậu quả đối với loại tội phạm này thì bênh cạnh đó cũng cần xác định các dấu hiệu khách quan khác như qui định của nhà nước về cho vay trong hoạt động tín dụng mà chủ yếu là các qui định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các hoạt động tín dụng. Cho nên các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng các văn bản qui định về cho vay của các tổ chức tín dụng trước khi đưa ra quyết định để tránh những bản án oan sai, không đúng người đúng tội và bỏ lọt tội phạm.