5. Kết cấu đề tài
3.3.4.1. Đối với quy định phỏng vấn người xin vay
Hiện nay, qui trình phỏng vấn người đi vay hầu như không được các cán bộ tín dụng áp dụng hoặc được họ áp dụng nhưng chỉ một cách qua loa, đối phó với qui định. Do tính chủ quan của các cán bộ tín dụng, họ quan niệm qui trình này không quan trọng đối với việc cho vay. Đối với một số cán bộ tín dụng nghĩ rằng không cần biết người đi vay với mục đích sử dụng số tiền vay được để làm gì mà họ chỉ cần biết người đi vay đó họ có nguyện vọng được vay tiền và có tài sản đảm bảo cho khoản vay của mình là căn cứ chủ yếu để tiến hành giao dịch tín dụng. Để kiểm soát có phỏng vấn người đi vay hay không là một công việc khó khăn do nó không có một loại biên bản nào để xác minh là cán bộ tín dụng đó có thực hiện phỏng vấn người đi vay hay không. Những người quản lý một tổ chức tín dụng chỉ xác định qua những biên bản được ghi lại và cũng không biết được mục đích của người đi vay là như thế nào. Qua phỏng vấn người xin vay, cán bộ tín dụng sẽ biết được lý do vay và biết được các yêu cầu xin vay có đáp ứng được các đòi hỏi khác nhau do chính sách tín dụng của một ngân hàng đó qui định hay không. Thậm chí, nếu như yêu cầu xin vay không phù hợp với chính sách của tổ chức tín dụng thuộc trong một phạm vi qui định nào đó do pháp luật hoặc các cơ quan cơ quan chuyên môn quản lý thì cán bộ tín dụng có thể đưa ra những lời tư vấn liên quan đến nguồn vốn có thể khai thác. Bênh cạnh đó, trải qua quá trình phỏng vấn người xin vay thì cán bộ tín dụng có thể nhận biết được tính thật thà trong giao tiếp và khả năng nhận biết của người vay rồi từ đó có thể có ý kiến xem có cần thiết phải có tài sản bảo đảm hay không. Ngoài ra, thông tin về lịch sử và sự phát triển của ngành kinh doanh, kiến thức của đội ngũ nhân sự chủ chốt, bản chất của các sản phẩm và các dịch vụ, nguồn nguyên liệu, vị thế cạnh tranh trên thương trường cho đến các kế hoạch trong tương lai có thể có được sau quá trình phỏng vấn người xin vay. Đặc biệt, trong quá trình phỏng vấn người xin vay, những cán bộ tín dụng cho vay có thể yêu cầu về việc bổ sung các thông tin tài chính nào để đánh giá khoản vay theo đề nghị của người xin vay.
Từ những phân tích thực trạng nêu trên, theo người viết quá trình phỏng vấn người đi vay là hết sức cần thiết khi họ có nhu cầu vay vốn trong một tổ chức tín dụng hợp pháp. Quá trình đó hiện tại đã không còn được chú trọng là cũng là một trong những nguyên nhân góp phần cho những tội phạm dễ dàng thực hiện hành vi phạm tội của mình khi tiến hành giao dịch tín dụng mà cụ thể ở đây là tội vi phạm qui định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Từ những bất cập đó, người viết đưa
Thứ nhất, các cơ quan chuyên môn, đặc biệt là Ngân hàng nhà nước cần qui
định rõ phỏng vần người đi vay là thủ tục bắt buộc trước tiên khi người đi vay có nhu cầu xin vay tại một tổ chức tín dụng. Có qui định như vậy thì các tổ chức tín dụng nói chung và các cán bộ tín dụng nói riêng họ sẽ nhận thức được đó là qui định và cần phải tuân thủ theo qui trình đó để tránh những sai sót về sau có thể chính họ sẽ phải chịu trách nhiệm khi không thực hiện đúng theo qui định bắt buộc đó.
Thứ hai, khi tiến hành phỏng vấn người đi vay thì những thông tin cần thiết
khi phỏng vấn phải ghi rõ vào biên bản theo qui định. Mẫu biên bản phỏng vấn phải do Ngân hàng nhà nước ban hành và định kỳ sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình xã hội kinh tế. Sau khi kết thúc quá trình phỏng vấn thì người đi vay và cán bộ phỏng vấn phải ký tên vào biên bản phỏng vấn. Như vậy, giúp cho cơ quan quản lý cũng như là tổ chức tín dụng đó dễ dàng quản lý hơn và nắm bất thông tin một cách khái quát nhất về người đi vay.
Thứ ba, cử cán bộ tín dụng chuyên về phỏng vấn khách hàng và đào tạo họ
qua những lớp tập huấn kỹ năng giao tiếp. Qua những lớp tập huấn như vậy giúp cho các cán bộ phụ trách sẽ có những kỹ năng phỏng vấn cũng như dễ dàng nắm bắt được tâm lý của người đi vay. Bên cạnh đó, việc cử người phụ trách phòng vấn nhằm cho họ thấy trách nhiệm của mình, không lơ là trong công việc. Nếu sau này có vấn đề xảy ra trong biên bản phỏng vấn thì có người chịu trách nhiệm trong công việc. Để từ đó giúp cơ quan điều tra xử lý đúng người đúng tội và không bọ lọt tội phạm.
Cuối cùng, các cơ quan chuyên môn phải thường xuyên tổ chức những cuộc kiểm tra từ đó có nhưng biện pháp khắc phục kịp thời những tổ chức tín dụng cố tình làm trái những qui định đã được ban hành. Mạnh tay xử lý những trường hợp cố tình vi phạm có như vậy thì tình hình tội phạm liên quan đến cho vay trong các tổ chức tín dụng mới có thể giảm.
3.3.4.2.Quy trình thẩm định hồ sơ tín dụng
Đây được xem là giai đoạn quan trọng trong quá trình cho vay, qua bản hồ sơ tín dụng này thì người có thẩm quyền của tổ chức tín dụng sẽ quyết định có nên cho hay không cho vay. Thẩm định hồ sơ tín dụng là tất cả hành vi mang tính nghiệp vụ - pháp lý do tổ chức tín dụng thực hiện nhằm xác định các điều kiện vay vốn đối với bên vay. Do vậy, một khi người muốn xin vay có vay được hay không là phụ thuộc nhiều vào cán bộ tín dụng đánh giá hồ sơ tín dụng. Lợi dụng mình là người có chuyên môn được giao nhiệm vụ đánh giá hồ sơ nên một số cán bộ tín dụng có lòng tham đã trục
lợi cho bản thân mình. Cố tình làm khó gây cản trở trong quá trình thẩm định hồ sơ tín dụng để người đi vay cho họ một lợi ích nào đó khi quá trình vay vốn hoàn thành. Tình trạng cho vay không có tài sản đảm bảo và cho vay quá giới hạn qui định cũng phát sinh trong quá trình thẩm định hồ sơ tín dụng, mà nó là một trong những qui định được các nhà làm luật đưa vào trong tội vi phạm qui định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Một số người có nhu cầu vay nhưng tài sản đảm bảo lại không đáp ứng được với qui định nhưng qua sự điều chỉnh của các cán bộ tín dụng có lòng tham, họ cố tình lập hồ sơ giả nhằm năng cao giá trị của tài sản lên để đáp ứng những qui định về cho vay và người đi vay có thể vay được số vốn vay mong muốn đồng thời cán bộ giúp việc đó sẽ được một phần lợi ích không nhỏ từ việc cho vay trái qui định đó. Dù được pháp luật qui định cũng như các cơ quan chuyên môn xem giai đoạn này là đặc biệt quan trọng và trong cả quá trình từ cho vay đến khi thu hồi nợ nên đòi hỏi bên cho vay hoặc các tổ chức tín dụng phải triệt để tuân thủ nguyên tắc đảm bảo tính độc lập, phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm liên đới giữa khâu thẩm định hồ sơ tín dụng và khâu cho vay nhưng do tính chủ quan quản lý lỏng lẽo của một số người quản lý trong các tổ chức tín dụng dẫn đến tính trạng các cán bộ tín dụng có lòng tham dễ dàng thực hiện được hành vi của mình. Để khi phát hiện là do các cá nhân ( tổ chức) khó khăn dẫn đến việc chậm trễ thanh toán lãi suất hoặc thời hạn thu hồi vốn mà không thu hồi được dẫn đến tình trạng nợ xấu, nợ khó đòi.
Tín dụng được xem là một đòn bẩy cho sự phát triển của nền kinh tế, nhưng qua những thực trạng còn tồn tại vừa phân tích trên thì thật khó để cho một nền kinh tế phát triển trong khi vấn đề quản lý tín dụng còn quá lơ là để cho những người chuyên môn trong lĩnh vực tín dụng lại có lòng tham trục lợi riêng. Theo thiết nghĩ cần đưa ra những giải pháp hợp lý và kịp thời để mau chóng khắc phục và có thể tham khảo một số giải pháp của người viết đưa ra như sau:
Đầu tiên, cán bộ thẩm định phải được bố trí hợp lý, tránh sự chồng chéo, bảo đảm sắp xếp cán bộ có đủ trình độ, năng lực, chuyên môn, trách nhiệm trong công tác này. Khi phân công cán bộ tín dụng đảm nhiệm công việc thẩm định hồ sơ tín dụng phải căn cứ vào trình độ, kinh nghiệm, thế mạnh của từng người. Có như vậy, họ mới có thể thấy rõ trách nhiệm trong công việc của mình, tạo một cơ sở ràng buộc trách nhiệm nếu có vấn đề xảy ra theo chủ quan cho họ. Đồng thời giao cho họ là những người có chuyên môn kinh nghiệm thì hạn chế được khó khăn trong việc thẩm định, tiết kiệm được nhiều thời gian trong công việc.
hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác thẩm định. Cho nên những cán bộ thẩm định cần : Nắm vững mọi chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như là các cơ quan chuyên môn như Ngân hàng nhà nước. Thành thạo chuyên môn nghiệp vụ tín dụng; có kiến thức tổng thể về kinh tế thị trường, nhanh nhẹn nắm bất thông tin, am hiểu về phát luật. Đặc biệt phải hiểu biết nhất định trên một số lĩnh vực có liên quan đến nghiệp vụ tín dụng; Những tổ chức tín dụng cần chú trọng tới công tác bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm và thường xuyên bám sát cơ sở, tiếp cận khách hàng, từ đó có những cách thức phù hợp.
Thứ ba, không ngừng đổi mới công nghệ. Hoạt động tín dụng đang ngày càng
phát triển theo hướng “tín dụng điện tử”. Vì vậy, việc đổi mới các trang thiết bị, áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động tín dụng cũng là một lẽ tất yếu cần phải thực hiện. Áp dụng công nghệ hiện đại góp phần giảm thời gian thẩm định, các vị quản lý tổ chức tín dụng có thể dễ dàng theo dõi quá trình thẩm định của nhân viên, lưu trữ các thông tin dễ dàng và một điều đặc biệt là hạn chế được bọn tội phạm công nghệ cao ngày càng gia tăng.
Cuối cùng, chú trọng thức hiện “ba không”: Không thể thực hiện, không dám thực hiện và không muốn thực hiện. Không dám thực hiện và không thể thực hiện hành vi thì người viết đã trình bày tại mục 3.3.1 và 3.3.2 trong chương này. Không muốn thực hiện là các tổ chức tín dụng phải làm sao có những chế độ ưu đải cho những cán bộ tín dụng trong tổ chức của mình. Đáp ứng các nhu cầu đời sống của họ, định kỳ hằng năm tổ chức khen thưởng hoặc tuyên dương những cán bộ có thành tích tốt, trong khi khiển trách các cán bộ có sai phạm thì khiển trách trong nội bộ tránh việc làm họ bất mãn trong công việc, tạo áp lực thi đua trong công việc giữa các nhân viên trong tổ chức tín dụng. Có như thế những cán bộ tín dụng sẽ không còn ý nghĩ thực
hiện hành vi.