5. Kết cấu đề tài
1.4.3. Từ năm 2000 về sau
Nhằm thay thế cho hai Pháp lệnh trên thì Luật các tổ chức tín dụng và Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được ban hành năm 1997. Đầu năm 2000 Bộ luật Hình sự năm 1999 có hiệu lực đánh dấu bước ngoặt của quá trình phòng chống tội phạm về tín dụng. Các tội phạm về tín dụng ngày càng được qui định rõ ràng hơn và thể hiện riêng trong những điều luật và phải chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, tại Điều 178 và 179 của Bộ luật này đã quy định như thế nào là tội phạm về tín dụng. Qua đó có những chế tài cần thiết để áp dụng và sử lý khi có những tội phạm như thế xảy ra.
Đặc biệt có sự ra đời của Luật Các tổ chức tín dụng năm 201016 và Luật Ngân hàng năm 201017 là một bước tiến mạnh mẽ để xác định rõ các chủ thể quy định của Điều 179 Bộ Luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung 2009. Sự ra đời của hai luật này là hết sức cần thiết trong giai đoạn đất nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế thị trường. Bên cạnh các mặt tích cực của nền kinh tế thị trường thì những tiêu cực cũng không hề kém. Tội phạm ngày càng diễn biến phức tạp, ngày càng tinh vi, lợi dụng quyền hạn, chức vụ để trục lợi là những thực trạng hiện nay. Do đó, việc xác định rõ các chủ thể tội phạm là vấn đề quan trọng để có những chế tài, biện pháp cần thiết để ngăn chặn những hành vi phạm tội.
Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật vẫn còn hạn chế bộc lộ nhiều kẽ hở, ban hành nhiều văn bản qui phạm pháp luật không rõ ràng nên đó là điều kiện thuận lợi để bọn tội phạm lợi dụng để thực hiện những hành vi của mình. Cần phải trải qua một quá trình dài để hệ thống pháp luật được hoàn thiện và khắc phục được các hạn chế đang tồn tại.
Tóm lại, trong tình hình kinh tế xã hội còn nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay, thì việc nghiên cứu các loại tội phạm xâm phạm đến lợi ích quốc gia là hết sức quan trọng. Việc nghiên cứu sẽ tìm ra những nguyên nhân và những biện pháp để khắc phục kịp thời những hậu quả mà những tội phạm đó gây nên. Ngoài ra, trên những thực tiễn như vậy ban hành và hoàn thiện những văn bản quy phạm pháp luật phù họp nhầm hạn chế những kẽ hở cho bọn tội phạm lợi dụng để thực hiện hành vi của mình. Chỉ có thể trên cơ sở nhận thức đúng về tội phạm này, hiểu biết pháp luật hiện hành để từ đó tìm ra những ưu, nhược điểm để tìm ra những cách thức phòng chống tội phạm về kinh tế nói chung và tội vi phạm qui định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng nói riêng có hiệu quả. Tất nhiên, muốn có sự thành công thì cần phải có thời gian, trong hoạt động đấu tranh với các loại tội phạm này cũng như vậy nhất là
16
nước ta đang trong quá trình phát triển nên cần sự nỗ lực hơn nữa không chỉ của các cơ quan chức năng mà cần phải có sự phối hợp của các nhà nghiên cứu nhà chuyên môn với những bài viết có giá trị và sự chung tay của toàn xã hội.
CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ TỘI VI PHẠM QUI ĐỊNH VỀ CHO VAY TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Từ xa xưa, con người đã biết dùng những luật lệ, hình phạt để trừng trị những kẻ gây ra những tội ác mà con người không muốn xảy ra trong cộng đồng để bảo vệ một nhóm người hoặc răng đe những kẻ khác có ý định sẽ thực hiện những hành vi tương tự. Do vậy, từ thời Công xã nguyên thủy luật luật lệ đã được đặt ra là những qui định của Tù trưởng bắt buộc mọi người phải thực hiện. Chiếm hữu nô lệ luật nằm trong tay của những chủ nô, Phong kiến thì luật “là Vua mà Vua là luật”, Vua là “ con của Trời” nên mọi lời nói của Vua mọi thần dân đều phải tuân theo. Tư sản thì pháp luật là bảo vệ tầng lớp quý tộc, những tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Cho đến thời kỳ Xã hội chủ nghĩa thì pháp luật được tạo ra là để bảo vệ mọi tầng lớp nhân dân. “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền ấy, có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc, v.v..”.18 Như vậy, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giàu nghèo, thân phận. Việt Nam cũng như các nước đều có hệ thống pháp luật để trừng trị những kẻ phạm tội và ngăn chặn những hành vi tương tự xảy ra. Do vậy, pháp luật Hình sự là một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu trong đấu tranh phòng chống mọi loại tội phạm, loại bỏ những yếu tố gây cản trở cho tiến trình đổi mới đất nước. Một trong những vật cản cho sự phát triển đó là tội phạm liên quan đến lĩnh vực kinh tế nói chung và tội “vi phạm qui định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” nói riêng. Đây là loại tội phạm khá mới và diễn biến phức tạp, thủ đoạn của bọn tội phạm ngày càng tinh vi khó phát hiện được BLHS Việt Nam quy định tại Điều 179. Nội dung trong Chương 2 người viết sẽ tập trung nghiên cứu và tìm hiểu các yếu tố cấu thành, những điểm mới của pháp luật Hình sự về tội “vi phạm qui định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức Tín dụng” và phân biệt tội này với một số tội có liên quan được quy định trong Chương XVI của Bộ luật Hình sự hiện hành.