5. Kết cấu đề tài
3.3.6. Đội ngũ nhân lực của hệ thống tổ chức tín dụng
Thực trạng nguồn nhân lực:
Nhân sự dồi dào về số lượng nhưng chất lượng lại rất hạn chế . Theo thống kê của Ngân hàng nhà nước thì đến cuối năm 2012 nguồn nhân lực trong ngành Ngân hàng có hơn 180.000 người, trong đó có hơn 6.000 người làm việc trong hệ thống NHNN, số còn lại phân bổ cho các NHTM, công ty tài chính và các quỹ tín dụng nhân dân.47 Qua đó cho thấy nguồn nhân lực trong ngần tài chính của nước ta là rất lớn nếu có trình độ chuyên môn thì rất có lợi cho sự phát triển nhưng những kỷ năng cơ bản còn yếu, chưa đáp ứng được so với yêu cầu thực tế. Nguồn nhân lực thì dồi dào nhưng trình độ được đào tạo chuyên môn còn rất thấp so với các ngành khác, cụ thể trình độ cao đẳng và trung cấp là 31,4%; đại học ngân hàng là 30,6%, đại học nghành khác 34,9%; sau đại học ngân hàng là 1,35% và ngành khác là 1,75%.
Trình độ chuyên môn còn nhiều bất cập: Kiến thức về kinh tế, kiến thức bổ trợ cũng như là kỹ năng giao tiếp khác hàng còn nhiều hạn chế. Thiếu đội ngũ quản trị điều hành giỏi, những người lãnh đạo có chuyên môn sâu, khả năng phân tích thị trường và người xin vay cũng như là am hiểu pháp luật còn nhiều hạn chế. Đây là mấu chốt cho sự quản lý lõng lẽo của một số tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho bọn tội phạm thực hiện hành vi của mình.
Những rủi ro khi tác nghiệp và rủi ro đạo đức: Đây được xem là vấn đề gây nhức nhối trong giai đoạn hiện nay khi mà sự phát triển quá nhanh và ồ ạt của các tổ chức tín dụng bên cạnh những tác động tích cực thì nó còn kéo theo nhiều hệ lụy không nhỏ. Các tổ chức tín dụng đang cần một đội ngũ nhân viên có đạo đức . Trong khi công tác đào tạo, tuyển dụng lại chưa được xem trọng nên những rủi ro về tác nghiệp và rủi ro đạo đức ngày gia tăng. Nghiệp vụ ngành tín dụng là một trong những ngành có sự cám dỗ rất cao vì công việc của họ liên quan đến tiền nếu cán bộ tín dụng không có nghiệp vụ và đạo đức vững vàng thì rất dễ xảy ra hành vi phạm tội. Có thể nhận thấy tội phạm liên quan đến lĩnh vực này dù mới nhưng ngày càng trở nên nóng
47
Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Hội thảo phát triển nguồn nhân lực ngân hàng tài chính,
http://sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vilinks/videtail/vicm101/vict101?dDocName=CNTHWEBAP01162509158&_a frLoop=4819521746494200&_afrWindowMode=0&_afrWindowId=null#%40%3F_afrWindowId%3Dnull%26 _afrLoop%3D4819521746494200%26dDocName%3DCNTHWEBAP01162509158%26_afrWindowMode%3D
hơn và mức độ nghiêm trọng, tinh vi ngày càng gia tăng. Lại một lần nữa lòng tham, sự yếu kém trong khâu quản lý cán bộ, buông lỏng việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay đã gây nên hệ lụy vô cùng lớn. Không ít những cán bộ tín dụng họ có bằng cấp năng lực nhưng đạo đức nghề nghiệp thì lại kém. Bằng chứng là họ làm việc tại một tổ chức tín dụng chưa bao lâu thì lại chuyển sang nơi khác sau khi họ đã giải quyết cho vay với nhiều người và khi nhận ra có nguy cơ bị phát hiện thì họ lập tức nhanh chân bỏ chạy. Do đó tình hình nợ xấu tại các tổ chức tín dụng ngày càng gia tăng. Điển hình là trong hai năm 2012 và 2013 thì C46 đã xử lý 69 vụ án, khởi tố 40 vụ, liên quan đến 70 cán bộ ngân hàng, thiệt hại hơn 8.000 tỷ đồng và thu hồi lại được 2.000 tỷ.48
Từ những thực trạng vừa phân tích trên, người viết xin đưa ra một số giải pháp nầm năng cao nguồn nhân lực của các tổ chức tín dụng cũng như trong việc phòng chống tội phạm mà người viết đang nghiên cứu:
Thứ nhất, xây dựng chiến lược đúng đắn để phát triển nguồn nhân lực để có
thể thu hút được các nhân tài trong và ngoài nước. “Nhà quản trị phải luôn xem người thừa hành là những cộng sự thân tín (collgues) cùng hợp tác đắc lực để hoàn thành nhiệm vụ chính trị của ngân hàng là làm cho nền kinh tế được lưu thông và có lãi”.49 Đúng vậy,những nhà lãnh đạo không nên phân biệt những cộng sự của mình họ là những người giúp cho tổ chức phát triển hơn, họ không phải là tay sai để cho những nhà lãnh đạo sai khiến. Không chỉ riêng trong lĩnh vực tài chính mà tất cả những ngành kinh tế nào đi nữa thì người ta luôn đánh giá cao mối quan hệ giữa nhân viên và nơi làm việc của họ. Trước tiên, phải xây dựng chiến lược và kế hoạch cụ thể. Tập trung đào tạo đội ngũ nhân lực từ chuyên môn cho đến đạo đức nghề nghiệp. Có chính sách thu hút nguồn nhân lực mới cũng như là tạo động lực đồng thời cũng là áp lực để những nhân viên hiện tại phát huy hết khả năng của họ. Tích cực, chủ động hội nhập và học tập kinh nghiệm từ các tổ chức tín dụng khác trong nước và đặc biệt là trên thế giới.
Thứ hai, tinh giảm những nhân viên không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu một
cách công bằng, công khai. Đây là vấn đề thường nhận thấy ở giai đoạn hiện nay. Khi mộtt người không thể đáp ứng được yêu cầu thì tổ chức tín dụng sẽ linh hoạt loại trừ, tinh gọn bộ máy để tránh tình trạng không làm được việc mà còn lợi dụng chức vụ của mình để trục lợi bất chính. Trong các lĩnh vực không chỉ ở lĩnh vực tài chính thì sự
48
Thanh Mẫn, Tội phạm kinh tế trong thời kỳ hội nhập, Tạp chí Nội chính số 2, 2014, Tr.11.
49
Lê Thành Lân – Nguyễn Hồng Hà, Vấn đề nhân sự trong tái cấu trúc hệ thống ngân hang Việt Nam, Tạp chí
chuyên nghiệp và minh bạch là yếu tố được lưu tâm hàng đầu. Vì thế cần quản lý chật chẽ, thường xuyên có các bản báo cáo tài chính công khai. Thường xuyên nghiên cứu các văn bản pháp luật để có thể áp dụng một cách chính xác và đúng đắn.
Cuối cùng là học hỏi kinh nghiệm cũng như công tác đào tạo nguồn nhân lực
của các tổ chức trên thế giới. Ngành tài chính trên thế giới đã phát triển mạnh mẽ từ rất lâu cho nên đó là cơ hội cho những tổ chức tín dụng trong nước có cơ họi học hỏi những kinh nghiệm hay, đồng thời tránh đi những sai lầm mà các tồ chức trên thế giới mắc phải. Từng bước mở cửa và hội nhập với các nước trên thế giới thì không để cho các loại tội phạm ngân hàng phát triển. Tăng cường các hình thức đào tạo, tăng cường hợp tác giữa các nhà trường đào tạo chuyên ngành ngân hàng. Như vậy nghiệp vụ của các nhân viên tín dụng sẽ tăng lên để đáp ứng nhu cầu hiện nay cũng như là hạn các
loại tội phạm ngân hàng xảy ra.