5. Kết cấu đề tài
2.4.1. Tội vi phạm qui định về chovay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng vớ
với tội cố ý làm trái qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng
Trước khi nghiên cứu về đề tài này thì có một số ý kiến cho rằng tội qui phạm qui định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng không phải là loại tội phạm mới. Nó được qui định gián tiếp thông qua tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng trong Bộ luật hình sự năm 1985. Đến khi Bộ luật hình sự năm 1999 ban hành thì nó được tách ra thành một điều luật riêng. Nhưng theo quan điểm của người viết thì tội vi phạm qui định về cho trong hoạt động của các tổ chức tín dụng cần được xem là tội mới do nó hình thành và phát triển theo nền kinh tế.
Định nghĩa tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản ly kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng:
Theo Điều 165 BLHS, người nào lợi dụng chức vụ, quyến hạn cố ý làm trái qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể gồm những hành vi sau:
Người có chức vụ, quyền hạn nên đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao đó làm trái qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả ngiêm trọng.
Dùng quyền lực, ảnh hưởng của người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan để ép buộc cấp dưới làm trái qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Tóm lại hành vi cố ý làm trái qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để làm trái qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế.
Giống nhau giữa hai tội:
Cả hai loại tội phạm này đều là các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế tại Chương XVI của Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung 2009. Cả hai tội đều là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, cần phải ngăn chặn kịp thời.
Mặt khách thể:Cả hai tội vi phạm qui định về cho vay trong hoạt động của các
tổ chức tín dụng và tội cố ý làm trái qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng đều là những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội vì nó trực tiếp ảnh
hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế. Vấn đề nghiêm trọng là các tội phạm này xảy ra thường có sự liên kết giữa nhiều chủ thể với nhau tạo ra lợi ích nhóm nên khó phát hiện và gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố và xét xử. Đồng thời làm ảnh hưởng đến trật tự công cộng, gây mất lòng tin của nhân dân, tạo cơ hội cho bọn xấu lợi dụng chống phá Nhà nước.
Mặt khách quan: Những đối tượng phạm tội trong cả hai tội này đều là những
người có chuyên môn về lĩnh vực mình phạm tội, đa số họ là những người làm trong một tổ chức chuyên về lĩnh vực phạm tội. Hậu quả xảy ra là yếu tố bắt buộc để cấu thành tội phạm này. Đối tượng mà hai tội này đều là tiền, hoặc tài sản phục vụ cho nhu cầu vật chất của người phạm tội.
Mặt chủ thể của hai tội này đều là chủ thể đặc biệt, chỉ có những người có
trách nhiệm, quyền hạn trong tổ chức đó mới có thể trở thành chủ thể của tội phạm.
Mặt chủ quan: Cả hai tội phạm này đều là phạm tội cố ý, tức là họ nhận thức
được hành vi của mình là làm trái qui định của Nhà nước vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến tài sản hoặc gây thiệt hại khác cho xã hội, mong muốn cho hậy quả xảy ra hoặc không mong muốn cho hậu quả xảy ra nhưng bỏ mặc cho xảy ra. Động cơ, mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội phạm, nhưng chủ yếu vì động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác.
Trách nhiệm hình sự: Cả hai loại tội phạm này đều được luật định khung với
hình phạt cơ bản, khung hình phạt tăng nặng và hình phạt bổ sung trong đó khung hình phạt cao nhất là hai mươi năm tù.
Khác nhau hai tội phạm trên:
Về mặt hậu quả: Dù hai tội phạm này là chủ thể đặc biệt, nhưng ở tội cố ý làm
trái qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng phải hội tụ đủ các điều kiện quy định tại các Điều 12, 13 của Bộ luật hình sự hiện hành. Nếu gây thiệt hại dưới một trăm triệu đồng, thì người thực hiện hành phạm tội bị xử lý kỷ luật nhưng lại gây hậu quả nghiêm trọng thì mới chịu trách nhiệm hình sự.
Mặt khách thể: Khách thể của hai tội phạm này chính là trật tự quản lý kinh tế,
nhưng đối với tội vi phạm qui định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng thì là các qui định của Nhà nước trong lĩnh vực cho vay trong hoạt động tín dụng và đối tượng tác động của tội phạm này là các khoản tiền, vàng, ngoại tệ… cho vay trong hoạt động tín dụng; Còn đối với tội cố ý làm trái qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng là các qui định của nhà nước về quản lý kinh tế và đối tượng tác động của tội phạm này là các qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế.
Trách nhiệm hình sự của hai tội này có sự khác nhau, do tội vi phạm qui định
được xem là một loại tội phạm mới được qui định trong Bộ luật hình sự 1999. Vì vậy, hành vi phạm tội xảy ra trước 0 giờ 00 ngày 1/7/2000 mới bị phát hiện thì không bị
xem là tôi phạm.
2.4.2. Tội vi phạm qui định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng với tội sử dụng trái phép quỹ dữ trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng
Tội sử dụng trái phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng là hành vi của những người có trách nhiệm trong một tổ chức tín dụng đã dùng quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ chia lợi tức cổ phần.
Giống nhau: Cả hai tội này đều là tội mới, được qui định trong Bộ luật hình sự
1999. Vì vậy, hai tội này đã được thực hiện trước 0 giờ 00 ngày 1/7/2000 mà sau 0/00 ngày 1/7/2000 mới phát hiện thì không bị coi là tội phạm.
Mặt chủ thể: Cả hai tội đều là chủ thể đặc biệt chỉ những người có liên quan
trong tổ chức tín dụng mới là chủ thể của tội này. Đối với những người khác cũng có thể được xem là chủ thể nhưng chỉ là đồng phạm.
Mặt khách thể: Hai tội phạm này đều có khách thể là trật tự quản lý kinh tế. Mặt khách quan: Ngoài những mặt khách quan chính thì hai tội này cũng được
các nhà làm luật qui định thêm những dấu hiệu khách quan khác. Chẳng hạn, tội vi phạm qui định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng có các dấu hiệu khách quan khác như các qui định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động tín dụng.
Mặt chủ quan: Cả hai tội phạm này đều là phạm tội cố ý, tức là họ nhận thức
được hành vi của mình là làm trái qui định của Nhà nước vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến tài sản hoặc gây thiệt hại khác cho xã hội, mong muốn cho hậy quả xảy ra hoặc không mong muốn cho hậu quả xảy ra nhưng bỏ mặc cho xảy ra. Động cơ, mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội phạm, nhưng chủ yếu vì động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác.
Trách nhiệm hình sự: Cả hai loại tội phạm này đều được luật định khung với
hình phạt cơ bản, khung hình phạt tăng nặng và hình phạt bổ sung. Phải tham khảo Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTD-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp ban hành để xác định hành vi gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khi quyết định xử phạt.
Khác nhau của hai tội trên:
Chủ thể: Chủ thể của tội sử dụng trái phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của
tổ chức tín dụng ngoài là chủ thể đặc biệt mà là các thành viên trong Hội đồng quản trị, các cổ đông, những người mà quyền lợi của họ có liên quan đến lợi tức. Còn chủ thể trong tội vi phạm qui định bắt buộc là những người có trách nhiệm trong hoạt động tín dụng.
Khách thể: Cả hai khách thể của hai tội đều là trật tự quản lý kinh tế nhưng đối
với tội vi phạm qui định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng thì đối tượng phạm tội là các khoản tiền, vàng, ngoại tệ… cho vay trong hoạt động tín dụng. Còn đối tượng phạm của tội sử dụng trái phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng là quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.
Khách quan:Đối với tội sử dụng trái phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của
tổ chức tín dụng là những người phạm tội này họ dùng quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng để chia lợi tức cổ phần. Còn với tội vi phạm qui định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng thì những người đó họ vi phạm qui định về cho vay của tổ chức tín dụng cũng như các qui định của Nhà nước về hoạt động tín dụng.
Mặt trách nhiệm hình sự: Do mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau nên
mức hình phạt cho hai tội cũng được các nhà làm luật qui định khác nhau. Đối với tội vi phạm qui định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng thì mức hình phạt được chia làm bốn khung và mức cao nhất là hai mươi năm tù, còn với tội sử dụng trái phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng thì mức hình phạt chỉ dừng lại ba khung và mức tù cao nhất là bảy năm.
2.4.3. Tội vi phạm qui định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng với tội lập quỹ trái phép với tội lập quỹ trái phép
Tội lập quỹ tái phép xảy ra trong các cơ quan, tổ chức ở nước ta tương đối phổ biến, hành vi này rất khó phát hiện do xuất hiện vấn đề lợi ích nhóm nên các đối tượng cố tình bao che cho nhau gây khó khăn trong việc điểu tra, nó gắn liền với một số tội khác như tham ô, thiếu trách nhiệm… Tóm lại tội lập quỹ trái phép có thể hiểu là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn mà họ lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để lập quỹ trái so với qui định của Nhà nước và đã sử dụng quỹ đó gây hậu quả nghiêm trọng. Người viết lựa chọn tội này để so sánh với tội vi phạm qui định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, nhằm đánh giá mực độ nghiêm trọng giữa hai tội, đồng thời tìm ra sự giống và khác nhau của yếu tố cấu thành tội phạm.
Giống nhau:
Mặt chủ thể: Do mặt chủ thể của tội lập quỹ trái phép cũng tương tự như chủ
thể của tội cố ý làm trái qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm
trọng cho nên chủ thể của hai tội này đều là chủ thể đặc biệt, chỉ có những người có
trách nhiệm, quyền hạn trong tổ chức đó mới có thể trở thành chủ thể của tội phạm.
Mặt khách thể: Hai tội phạm này đều có khách thể là trật tự quản lý kinh tế. Mặt khách quan: Những đối tượng phạm tội trong cả hai tội này đều là những
người có chuyên môn về lĩnh vực mình phạm tội, đa số họ là những người làm trong một tổ chức chuyên về lĩnh vực phạm tội. Hậu quả xảy ra là yếu tố bắt buộc để cấu thành tội phạm này. Đối tượng mà hai tội này đều là tiền, hoặc tài sản phục vụ cho nhu cầu vật chất của người phạm tội.
Mặt chủ quan: Cả hai tội phạm này đều là phạm tội cố ý, tức là họ nhận thức
được hành vi của mình là làm trái qui định của Nhà nước vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến tài sản hoặc gây thiệt hại khác cho xã hội, mong muốn cho hậu quả xảy ra hoặc không mong muốn cho hậu quả xảy ra nhưng bỏ mặc cho xảy ra. Động cơ, mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội phạm, nhưng chủ yếu vì động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác.
Truy cứu trách nhiệm hình sự: Cả hai loại tội phạm này đều được luật định
khung với hình phạt cơ bản, khung hình phạt tăng nặng và hình phạt bổ sung. Phải tham khảo Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTD-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ tư pháp ban hành để xác định hành vi gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khi quyết định xử phạt.
Khác nhau giữa hai tội trên:
Mặt hậu quả: Có sự khác nhau cơ bản giữa hai chủ thể tội này hành vi lập quỹ
trái phép chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì người phạm tội phải là người bị xử lý kỷ luật về hành vi mà còn phạm tội, thì mới chịu trách nhiệm hình sự. Còn chủ thể trong tội vi phạm qui định về cho vay trong hoạt động tín dụng thì phạm tội gây ra hậu quả nghiêm trọng thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
Mặt khách thể: Cả hai khách thể của hai tội đều là trật tự quản lý kinh tế
nhưng đối với tội vi phạm qui định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng thì đối tượng phạm tội là các khoản tiền, vàng, ngoại tệ… cho vay trong hoạt động tín dụng. Còn đối tượng phạm của tội lập quỹ trái phép là tiền hoặc tài sản mà người phạm tội họ dùng để lập quỹ trái phép.
Mặt khách quan: Việc lập quỹ trái phép là phải sử dụng số tiền trong quỹ đó
vào mục đích riêng tư, nếu người phạm tội mới lập quỹ nhưng chưa sử dụng thì tội lập quỹ trái phép chưa hoàn thành dù lập quỹ đó có giá trị bao nhiêu. Giá trị của quỹ trái phép phải trên 50.000.000 triệu đồng mới cấu thành tội phạm.
Truy cứu trách nhiệm hình sự: Do tội lập quỹ trái phép không là tội mới khi nó
đã được qui định tại Điều 155 của Bộ luật hình sự 1985. Vì vậy, hành vi đó thực hiện trước 0 giờ 00 ngày 1/7/2000 mà sau 0 giờ 00 ngày 1/7/2000 mới bị phát hiện thì được áp dụng khoản 1 Điều 166 của Bộ luật hình sự hiện hành. Hình phạt được chia làm năm khung nhiều hơn so với tội vi phạm qui định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng là bốn khung, nhưng mức hình phạt tù cao nhất của tội lập quỹ trái phép lại thấp hơn tội vi phạm qui định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng là mười lăm năm so với hai mươi năm.
Qua những so sánh trên, người viết thấy rõ một số điểm giống và khác nhau giữa các tội trong cùng một chương về các tội phạm kinh tế. Tuy nhiên, thực tế cho thấy để phát hiện và xử lý một hành vi phạm tội của tội phạm kinh tế nói chung và tội vi phạm qui định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng nói riêng là hết sức khó khăn. Thủ đoạn của các tội phạm ngày càng càng tinh vi, khó phát hiện. Trong