5. Kết cấu đề tài
3.3.7. Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế về ngân hàng
Như đã phân tích tại phần trên thì nguồn nhân lực làm việc trong hệ thống tài chính của nước ta là rất dồi dào nhưng chất lượng lại không được như thế. Đó là một trong những vấn đề cốt lõi để bọn tội phạm dễ dàng hoạt động trong đó có tội vi phạm qui định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, dẫn đến tình trạng các tổ chức tín dụng gặp vô vàng khó khăn; nợ xấu ngày càng gia tăng. Nếu không có sự can thiệp và điều chỉnh kịp thời thì tình hình kinh tế sẽ đình trệ vì nghành tài chính ngân hàng được xem như là xương sống của một nên kinh tế. Nợ xấu là vấn đề đầu tiên cần phải xử lý. Bênh cạnh sự vào cuộc của các cơ quan có chuyên môn thì sự hợp tác cũng như là học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới cũng rất quan trọng. Những nước đi trước trong ngành tài chính ngân hàng có rất nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý những tình trạng như vậy. Chúng ta học hỏi những kinh nghiệm của họ đồng thời tránh được những bước đi sai lầm mà các nước đi trước đã mất phải để có thể thực
hiện được chủ trương “đi tắt đón đầu” mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Đơn cử như
học hỏi kinh nghiệm của một số quốc gia Châu Á trong việc giải quyết vấn đề nợ xấu bằng hoạt động mua bán nợ giai đoạn 1998- 2004. Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á xảy ra giữa năm 1997 đến cuối năm 1998, trước khi khủng hoảng hầu hết các quốc gia như Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc… nền kinh tế phát triển rất mạnh, lượng đầu tư nước ngoài vào rất lớn, thị trường chứng khoán và bất động sản phát triển rất nóng. Khi mà khủng hoảng bùng phát thì những ảnh hưởng của nó làm cho nền kinh tế chậm lại, đồng tiền bị mất giá… Chính phủ của các nước đã chủ động xử lý kịp thời để vực dậy nền kinh tế chẳng hạn như: phát hành trái phiếu có sự bảo lãnh của Chính phủ,
quyết nợ xấu Ủy ban phối hợp tái cấu trúc công ty (Hàn Quốc), Ủy ban cơ cấu nợ công ty (Malaysia), Ủy ban tư vấn tái cấu trúc nợ công ty (Thái Lan).50 Việt Nam cũng đã tích cực học hỏi những kinh nghiệm cũng như là hợp tác với các nước. Thành lập công ty quản lý tài sản (VAMC) với các chức năng chính là mua nợ, xử lý nợ, tài sản bất động, cơ cấu nợ hỗ trợ khác hàng và bán đấu giá tài sản.51 Bênh cạnh đó Chính phủ đã ban hành nhiều quyết đinh và đề án để giải quyết vấn đề nợ xấu như Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/05/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng” và đề án “thành lập công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam”. Qua đó cho thấy những nổ lực của Nhà Nước ta trong việc chăm lo phát triển kinh tế. Các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu đưa ra mười giải pháp xử lý nợ xấu và hạn chế nợ xấu gia tăng của tổ chức tín dụng: đánh giá lại chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện pháp xử lý; tăng cường trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu; tiếp tục cơ cấu lại nợ; tiếp tục hỗ trợ vốn để khách hàng khắc phục khó khăn và phục hồi; bổ sung, hoàn thiện hồ sơ pháp lý tài sản bảo đảm; thu hồi và xử lý tài sản bảo đảm; hoán đổi nợ thành vốn; bán nợ cho công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp; kiểm soát chặt chẽ và giảm chi phí hoạt động; hạn chế nợ xấu phát sinh trong tương lai.52 Không những vậy mà Ngân hàng nhà nước cũng tích cực hợp tác với các Ngân hàng trên thế giới như quan hệ với Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế Giới (WB), quỹ tiền tệ thế giới (IMF) không những các tổ chức trên tài trợ cho Việt Nam những khoản vay ưu đãi mà chúng ta còn nhận được những kinh nghiệm trong việc phòng chống tội phạm lĩnh vực ngân hàng của các tổ chức trên.53 Qua đó có thể nhận thấy sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội, không những thế mà còn cả thế giới vì trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì các nền kinh tế có sự liên kết và ảnh hưởng lẫn nhau. Cho nên, một trong những nền kinh tế đó bị ảnh hưởng thì các nền kinh tế khác cũng ít nhiều chịu sự ảnh hưởng. Điển hình như là cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ nhưng nó đã lan tỏa ra khắp thế giới đến hiện tại một số nước vẫn ngập trong khủng hoảng không có lối ra.
50
Lê Thanh Tùng, Giải quyết nợ xấu bằng hoạt động mua bán nợ: mộ số kinh nghiệm Châu Á giai đoạn 1998-
2004, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ số 3+4 , 2013, Tr.75.
51
Công ty quản lý tài sản , Nghiệp vụ, http://sbvamc.vn/nghiep-vu/025.html, [ truy cập ngày 01/10/2014].
52
Cẩm nang pháp luật về xử lý nợ xầu của hệ thống các tổ chức tín dụng ngân hàng 2013. Nxb Lao động, Hà
Nội, 2013.
53
Ngân hàng Nhà nước, hợp tác quốc tế,
http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vim/vipages_trangchu/hnqt/hdhtqt/qhtcttqt?_adf.ctrl- state=4u16xwxpp_4&_afrLoop=4905046403488300, [truy cập ngày 01/10/2014].
KẾT LUẬN
Từ xa xưa đến nay, lịch sử đã chứng minh một nhà nước sẽ không tồn tại nếu không có pháp luật, pháp luật chính là công cụ, phương tiện hữu hiệu nhất để nhà nước có thể quản lý xã hội, duy trì một chế độ chính trị cũng như là bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị. Thật vậy, nếu một xã hội không có pháp luật thì mọi hoạt động sẽ không diễn ra theo một trình tự nào cả, sự bất ổn định, mọi hoạt động đều theo ý muốn của mỗi người không có sự phân biệt đúng sai và đến một giai đoạn nhất định xã hội đó sẽ suy tàn nhường chỗ cho một xã hội ổn định có pháp luật. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Luật Hình sự là một trong những nghành luật quan trọng nhất góp phần ổn định trật tự an ninh xã hội cũng như là công cuộc xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.
Chúng ta có thể nhận thấy được những giá trị đích thực của Luật Hình sự là rất cần thiết đối với nhu cầu của xã hội hiện nay thông qua những qui định trong phần tội phạm của bộ luật. Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 ra đời là thành quả của một quá trình nghiên cứu, rút ra những kinh nghiệm quý giá từ Bộ luật Hình sự 1985 nên đã phần nào khắc phục được những hạn chế cũng như là bổ sung thêm một số tội mới để đáp ứng tình hình xã hội hiện nay. Trong đó, phần các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là một trong những phần được sửa đổi, bổ sung nhiều nhất trong cả bộ luật. Cũng dễ hiểu cho lý do tại sao phần tội phạm kinh tế lại được sửa đổi, bổ sung nhiều như vậy, chủ chương CNH-HĐH đất nước, nền kinh tế ngày càng phát triển và hội nhập cũng đồng thời hình thành những nhóm tội phạm mới trong lĩnh vực kinh tế thì vấn đề sửa đổi, bổ sung pháp luật để phù hợp với tình hình hiện nay là hợp lý. Nhiều loại tội phạm mới được qui định, đặc biệt là loại tội phạm liên quan đến các tổ chức tín dụng điển hình Điều 179 tội vi phạm qui định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tài chính là xương sống của cả một nền kinh tế, nếu xương sống có vấn đề thì cả một nền kinh tế sẽ bị tê liệt nghiêm trọng. Dù loại tội phạm này được xem là loại tội phạm mới trong hệ thống pháp luật và tỷ lệ tội phạm được thống kê vẫn còn khá ít nhưng hậu quả của nó lại rất lớn đối với nền kinh tế. Với việc xem xét, phân tích các dấu hiệu pháp lý với hình phạt chúng ta có thể nhận thấy rằng đây là một loại tội phạm có tính chất nguy hiểm, diễn biến phức tạp và để lại hậu quả nặng nề cho nền kinh tế của nước ta.
Vấn đề được đặt ra hiện tại là phải làm như thế nào để có những biện pháp phòng chống loại tội phạm này hợp lý, đúng đắn và có hiệu quả nhất đồng thời phải phù hợp với các chính sách và chủ trương của Đảng và Nhà nước đề ra là một nhiệm vụ hết sức khó khăn trong giai đoạn hiện nay. Phát triển kinh tế, đưa đất nước đi lên là
một trong những nhiệm vụ quan trọng nhưng không vì thế mà bất chấp tất cả, để tội phạm tràng lan mà phải ổn định được nguồn tài chính, kiềm chế được lạm phát, nợ xấu, hạn chế sự phát triển nóng của các tổ chức tín dụng…
Tuy nhiên,dù đã được qui định trong Bộ luật Hình sự hiện hành nhưng do trình độ lập pháp của các nhà làm luật nước ta còn nhiều hạn chế nên bộ luật đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, các văn bản vẫn còn mâu thuẫn với nhau hoặc không giải thích rõ ràng :
Về mặt pháp luật:
Hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bất buộc để cấu thành tội phạm đối với tội vi phạm qui định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Nếu hậu quả gây ra mà chưa đến mức nghiêm trọng thì người có hành vi gây ra hậu quả đó chưa thể chịu trách nhiệm hình sự đối với tội vi phạm qui định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Cho đến nay thì chưa có văn bản nào hướng dẫn hành vi gây hậu quả như thế nào thì được xem là hành vi gây hậu quả nghiêm trọng do vi phạm qui định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng gây ra. Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTD-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp ban hành là văn bản quy phạm pháp luật mà chúng ta có thể tham khảo để xác định thế nào là hành vi gây hậu quả nghiêm trọng do hành vi vi phạm qui định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng gây ra. Đây là vấn đề cần phải sớm được khắc phục các nhà làm luật cần phải ban hành một văn bản hướng dẫn rõ ràng như thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng cho tội vi phạm qui định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Phạt tiền là hình phạt chính tại Điều 179 nhưng nó lại mâu thuẫn với Điều 30 BLHS. Theo qui định tại Điều 30, nếu xem phạt tiền là hình phạt chính thì chỉ có thể áp dụng đối với người phâm tội ít nghiêm trọng. Nhưng tội ít nghiêm trong được qui định tại Điều 8 BLHS thì mức hình phạt cao nhất chỉ đến 3 năm tù mà thôi. Tại khoản 1 Điều 179 hình phạt chính là phạt tiền thì còn có thêm qui định là có thể phạt tù từ một năm đến bảy năm. Điều đó cho thấy rằng ngay trong một BLHS mà còn có sự mâu thuẫn với nhau giữa Phần chung với việc qui định các hình phạt tại các điều luật cụ thể của Phần các tội phạm. Theo người viết thì nên sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 30 của BLHS theo hướng sau: hình phạt tiền sẽ được áp dụng là hình phạt chính đối với những loại tội phạm thuộc qui định là phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng. Do việc qui định theo như các điều luật hiện hành thì đối với người viết là nó hơi cứng
nhắc “phạm tội ít nghiêm trọng” thì chỉ được áp dụng đối với người phạm tội có khung hình phạt cao nhất là ba năm tù, còn các nhà làm luật qui định “phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng” thì có thể áp dụng đối với người phạm tội theo khung hình phạt với mức án có thể trên ba năm tù. Nếu được các nhà làm luật qui định như thế thì không cần phải hạ mức hình phạt cao nhất tại khoản 1 điều 179 của BLHS mà chúng ta vẫn đảm bảo đúng nguyên tắc chung về áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính.
Mức tiền áp dụng đã không còn phù hợp cho tình hình hiện nữa. Thiết nghĩ các nhà làm luật nên tăng mức tiền phạt lên cao hơn nữa nhằm mục đích đánh vào giá trị vật chất của người phạm tội để họ không dám có ý định thực hiện hành vi phạm tội. Cụ thể khoản 1 Điều 179 BLHS thì các nhà làm luật nên nâng mức tiền phạt từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng lên từ 50 triệu đồng đến 250 triệu đồng.
Về mặt nhân lực:
Một yếu tố quan trọng trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm là con người. Cho dù hệ thống pháp luật có hoàn thiện đến mấy thì cũng do con người tạo nên và họ sẽ tìm ra những khe hở để lợi dụng. Vì vậy, công tác đào tạo nguồn nhân lực cần phải được xem trọng.
Nguồn nhân lực của các tổ chức tín dụng: nguồn nhân lực làm việc trong
nghành tài chính nước ta thì rất dồi dào nhưng chất lượng thì lại không như vậy. Bên cạnh đó, người phạm tội chính trong các vụ án tại các tổ chức tín dụng đa số là các cán bộ tín dụng. Do đó, ngoài việc chú trọng đào tạo về nghiệp vụ chuyên nghành thì yếu tố đạo đức nghề nghiệp cũng hết sức quan trọng. Một người có chuyên môn giỏi nhưng lại không có đạo đức thì họ dễ dàng thực hiện hành vi phạm tôi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tổ chức tín dụng. Những cán bộ tín dụng cần hiểu rõ những qui định của pháp luật liên quan để nghiêm chỉnh thực hiện hành vi của mình không trái pháp luật.
Nguồn nhân lực thực thi pháp luật: kiến thức chuyên môn chưa được nắm
vững, có những hành vi như bao che, cố tình làm ngơ như không biết sự việc xảy ra hoặc còn có sự đùng đẩy trách nhiệm cho nhau. Do vậy, cần phải có sự chấn chỉnh kịp thời, đào tạo kỹ lưỡng, giao nhiệm vụ chính cho một cơ quan nhất định, xử lý nghiêm những hành vi bao che, tham nhũng trong việc thanh tra giám sát. Áp dụng những công nghệ tiên tiến trong việc điều tra cũng như là bổ sung cơ sở vật chất, năng cao trình độ ngoại ngữ và khả năng am hiểu luật pháp quốc tế.
Nguồn của tội vi phạm qui định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng: cần tìm hiểu rõ nguồn của loại tội phạm này là gì để từ đó có thể có những
biện pháp phòng chống hợp lý và có hiệu quả nhất. Cần phải giải quyết triết để những vấn đề phát sinh trong công tác điều tra và xét xử.
Cần phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan chức năng đễ hòng khống chế được loại tội phạm mới này ngày càng gia tăng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế đất nước, không thể để xương sống của nước ta bị ảnh hưởng chỉ vì những hành vi muốn trục lợi riêng cho bản thân mình. Muốn thu hút đầu tư, ổn định phát triển thì tình hình tội phạm nói chung và tội phạm ngân hàng nói riêng phải được kiềm chế như vậy các những đầu tư nước ngoài mới yên tâm mà đầu tư vào Việt Nam, một trong những yếu tố giúp phát triển kinh tế của nước ta. Tuy nhiên, phải có một khoản thời gian nhất định để có thể khắc phục được những bất cập trong pháp luật, những yếu tố chủ quan cũng như là yếu tố về con người liên quan đến tội vi phạm qui định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng . Đến khi đó, chúng ta đã có một khung pháp lý hoàn chỉnh, đủ mạnh để răng đe bọn tội phạm, sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan chức năng cũng như là sự chung tay của toàn xã hội và như vậy công