5. Kết cấu đề tài
1.4.2. Giai đoạn sau năm 1985
Sau năm 1975, đất nước vừa được giải phóng cơ sở vật chất gần như là bị phá hủy hoàn toàn, nền kinh tế vẫn còn lạc hậu, thực hiện chế độ quan liêu bao cấp kiềm hãm sự phát triển kinh tế đất nước. Kinh tế tập trung vào Nhà nước thuộc sở hữu xã hội chủ nghĩa. Đến năm 1986 Đại hội VI diễn ra, đánh dấu cho quá trình chuyển mình của nền kinh tế lẫn hệ thống pháp luật nước ta. Để phát triển kinh tế nhanh chóng ngoài việc có những chiến lược sáng suốt của Đảng và Nhà nước thì việc hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này cũng hết sức quan trọng. Trong giai đoạn này, Bộ luật Hình sự năm 1985 còn hạn chế, không có các phần hoặc chương để quy định các tội liên quan đến các tổ chức tín dụng. Bộ luật này chỉ quy định các tội xâm phạm sỡ hữu xã hội chủ nghĩa, trong đó tại Chương 4 từ Điều 133 đến Điều 141 quy định các tội xâm hạm nghiêm trọng đến sở hữu xã hội chủ nghĩa.Trước những thực trạng đó thì cần phải có một văn bản để hướng dẫn cũng như là qui định riêng cho các hành vi liên quan đến các tổ chức tín dụng nhằm xử lý đúng người đúng tội và quan trọng nhất là không bỏ lọt tội phạm. Đánh dấu cho bước ngoặt đó, trong năm 1990 là sự ra đời của hai văn bản quan trọng đó là Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh Hợp tác xã tín dụng và công ty Tài chính được ban hành ngày 23/5/1990. Do khả năng lập pháp của những nhà làm luật nước ta vẫn còn hạn chế nên hai Pháp lệnh trên nhanh chóng bộc lộ những bất cập cần có một văn bản hoàn chỉnh hơn và đáp ứng những nhu cầu của quá trình phòng chống tội phạm về tín dụng thời bấy giờ.
Nhưng không thể phủ nhận một điều rằng, Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh Hợp tác xã tín dụng và công ty Tài chính được ban hành ngày 23/5/1990 là những bản nháp cho những nhà làm luật hiểu rõ hơn sự phức tạp của tội phạm cũng như là các thủ đoạn bọn tội phạm lợi dụng những kẽ hở của các văn bản đấy để thực hiện hành vi phạm tội. Để từ đó rút ra những kinh nghiệm quý báo, những hướng khắc phục và những dự báo về sự phát triển của tội phạm tín dụng phát triển