5. Kết cấu đề tài
3.3.2. Bất cập trong quy định pháp luật hình sự và giải pháp hoàn thiện
Kinh tế của nước ta đã có những bước tiến mạnh mẽ từ sau năm 1986, ngày càng khẳng định được vị thế trên trường quốc tế, hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư nước ngoài cũng như là sự hợp tác với các nước. Bênh cạnh đó, hệ thống pháp luật nước ta còn nhiều hạn chế, những văn bản pháp luật thường bộc lộ những bất cập sau một khoản thời gian được
áp dụng đó là một trong những lý do để bọn tội phạm lợi dụng mà thực hiện hành vi của mình.
Tội phạm kinh tế, mà đặc biệt là các tội phạm ngân hàng thường là những loại tội phạm mới và chỉ được qui định một số tội trong BLHS 1985 và được hoàn thiện bổ sung thêm một số tội trong BLHS 1999 sửa đổi, bổ sung 2009, cho nên vẫn còn nhiều bất cập chưa được xử lý thỏa đáng. Mặc dù nó là loại tội phạm mới nhưng lại diễn biến vô cùng phức tạp, khó phát hiện và hậu quả của nó là vô cùng lớn. Chúng ta đi từ những điều luật cụ thể của BLHS hiện hành và có thể nhận thấy có hai diều luật được qui định là liên quan đến những loại tội phạm liên quan đến lĩnh vực ngân hàng đó là tội “vi phạm qui định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” (Điều 179 BLHS) và tội “thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản Nhà nước” (Điều 144 BLHS) chính vì lẽ đó mà nhiều người đã ví von hai tội này như là một cái túi để cho tất cả các hành vi liên quan đến hoạt động ngân hàng vào.
Có thể thấy rõ qui định phạt tiền là hình phạt chính tại Điều 179. “Phạt tiền là hình phạt tước đi của người phạm tội một khoản tiền nhất định sung quỹ Nhà nước. Theo BLHS hiện hành thì hình phạt tiền là hình phạt được quy định có thể là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung”.40 Có thể hiểu phạt tiền nó sẽ tước đi một số quyền lợi vật chất của người phạm tội, tác động đến giá trị tài sản mà họ đang có, qua đó có thể tác động đến những sai lầm của mình để từ đó tích cực cải tạo trở thành người có ích cho xã hội đồng thời thông qua hình phạt tiền sẽ ngăn ngừa khả năng tái phạm của người phạm tội. Nhưng việc qui định hình phạt tiền là hình phạt chính tại Điều 179 thì nó lại mâu thuẫn với Điều 30 BLHS. Theo qui định tại Điều 30, nếu xem phạt tiền là hình phạt chính thì chỉ có thể áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng. Nhưng tội ít nghiêm trọng được qui định tại Điều 8 BLHS thì mức hình phạt cao nhất chỉ đến 3 năm tù mà thôi. Tại khoản 1 Điều 179 hình phạt chính là phạt tiền thì còn có thêm qui định là có thể phạt tù từ một năm đến bảy năm. Điều đó cho thấy rằng ngay trong một BLHS mà còn có sự mâu thuẫn với nhau giữa Phần chung với việc qui định các hình phạt tại các điều luật cụ thể của Phần các tội phạm.
Hiện tại, có hai ý kiến khác nhau của các chuyên gia để khắc phục mâu thuẫn
trên “ thứ nhất, cần sửa đổi, bổ sung BLHS theo hướng trong bất kỳ khung hình phạt
của điều luật nào có qui định hình phạt tiền là hình phạt chính thì khung hình phạt tù được qui định tối đa là ba năm. Còn đối với những tội mà các nhà làm luật xét thấy khung hình phạt tù không thể hạ xuống dưới mức ba năm được thì không nên qui định
40
Dương Tuyết Miên, Các hình phạt bổ sung trong Bộ luật hình sự 1999 và hướng hoàn thiện, Tạp chí Tóa án
phạt tiền là hình phạt chính. Thứ hai, đối với những loại tội phạm mà các nhà làm luật
xét thấy có thể áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính thì nên giảm mức hình phạt tù tối đa của tội đó xuống ba năm để có thể phù hợp với các qui định tại Điều 30 của BLHS”.41 Hai ý kiến vừa nêu trên thì xét về một gốc độ nào đó thì nó phù hợp với những bất cập trên, nhưng xét trên toàn diện thì người viết không đồng tình với hai quan điểm đó. Đối với ý kiến đầu tiên, nếu thực hiện thì các nhà làm luật phải loại bỏ phạt tiền là hình phạt chính tất cả 21 điều luật (trong BLHS hiện hành có tất cả 21 điều luật qui định hình phạt tiền là hình phạt chính mà kèm theo khung hình phạt tù trong những điều luật đó là từ 5 năm cho đến 7 năm tù đó là các loại tội phạm nghiêm trọng). Như vậy, nếu thực hiện theo ý kiến thứ nhất thì từ các loại tội phạm qui định ở mức nghiêm trọng thì giảm xuống còn tội phạm ít nghiêm trọng, vậy chẳng khác gì các nhà làm luật lại khuyến khích mọi người phạm tội. Hơn nữa, việc loại bỏ này là không thể bởi nó trái với xu hướng cải cách tư pháp của Nhà nước ta, không phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội hiện nay. Còn ý kiến thứ hai, nếu các nhà làm luật thực hiện thì lại không đáp ứng yêu cầu đấu tranh, phòng chống tội phạm. Vì khi các nhà làm luật quyết định khung hình phạt của mỗi loại tội phạm thì nó đã được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội đó trong mối tương quan với các tội phạm khác cũng như là được thảo luận tại các phiên họp Quốc hội nhiều lần và được đa số các đại biểu Quốc hội đồng ý nó mới được thông qua. Vì vậy, không thể tùy tiện tăng hoặc giảm chỉ để cho nó phù hợp với nguyên tắc chung về áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính. Do không thể thực hiện theo hai ý kiến vừa nêu trên, nên trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu người viết đưa ra quan điểm nhằm khắc phục những bất cập trên. Theo người viết thì nên sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 30 của BLHS theo hướng sau: hình phạt tiền sẽ được áp dụng là hình phạt chính đối với những loại tội phạm thuộc qui định là phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng. Do việc qui định theo như các điều luật hiện hành thì đối với người viết là nó hơi cứng nhắc “phạm tội ít nghiêm trọng” thì chỉ được áp dụng đối với người phạm tội có khung hình phạt cao nhất là ba năm tù, còn các nhà làm luật qui định “phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng” thì có thể áp dụng đối với người phạm tội theo khung hình phạt với mức án có thể trên ba năm tù. Nếu được các nhà làm luật qui định như thế thì không cần phải hạ mức hình phạt cao nhất tại khoản 1 điều 179 của BLHS mà chúng ta vẫn đảm bảo đúng nguyên tắc chung về áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính.
41
Không chỉ riêng các tội về lĩnh vực ngân hàng hình phạt tiền được qui định là hình phạt chính mà các tội qui định trong Chương XVI các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế đều qui định phạt tiền là hình phạt chính. Tuy nhiên, tình hình kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu vật chất ngày càng tăng lên và giá cả thị trường ngày càng tăng thì mức tiền để phạt không còn phù hợp nữa. Theo người viết thì các nhà làm luật nên tăng mức phạt hiện tại lên gấp 5 lần. Như thế không chỉ tạo ra một nguồn thu cho ngân quỹ Nhà nước mà còn đánh mạnh vào giá trị tài sản của người phạm tội. Mục đích của người phạm tội trong lĩnh vực ngân hàng cũng như là kinh tế thì cũng chỉ vì vật chất mà thôi. Do đó, chúng ta đánh vào điểm đó là để cho họ quan ngại, không còn ý muốn thực hiện nữa khi mà số tiền bị phạt lại lớn hơn nhiều so với số tiền phạm tội. Cụ thể khoản 1 Điều 179 BLHS thì các nhà làm luật nên nâng mức tiền phạt từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng lên từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng.