5. Kết cấu đề tài
2.2.3. Mặt khách thể
“Khách thể của tội này là xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực cho vay của các tổ chức tín dụng). Đối tượng tác động của tội phạm này là tài sản cho vay của các tổ chức tín dụng”.30 Như mọi hoạt động khác của con người, các hành vi phạm tội nào thì cũng nhằm vào một khách thể cụ thể, tồn tại độc lập với ý thức chủ thể nhưng không phải để cải tiến phát triển mà lại gây ra thiệt hại hoặc đe dọa khách thể đó. Luật hình sự Việt Nam khẳng định khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ và bị các loại tội phạm xâm hại. Có thể thấy rõ những quan hệ xã hội bị xâm hại đó được xác định tại Điều 8 Bộ Luật Hình sự Việt Nam hiện hành. Hành vi phạm tội này đã xâm hại đến trật tự xã hội và hoạt động phòng chống tội phạm cho nên gây khó khăn cho việc phát hiện, công tác điều tra của cơ quan có thẩm quyền, truy tố, xét xử tội phạm cũng như xâm phạm đến trật tự quản lý Nhà nước đối với tài sản do tội phạm đó gây ra. Hiểu một cách đơn giản thì tội vi phạm qui định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng chính là hoạt động mà bọn tội phạm dùng các thủ đoạn như thế nào để có thể vay hoặc lấy đi những khoản tiền mà các tổ chức tín dụng cho vay một cách trái pháp luật làm cho tài sản của các tổ chức tín dụng bị thất thoát mà không thể thu hồi lại được. Đồng thời,
28
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2005,
tr.128.
29
VAMC là công ty TNHH một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
30
Phạm Văn Beo, Luật Hình sự Việt Nam quyển 2 phần các tội phạm, Nxb chính trị quốc gia, tp.Cần Thơ, 2012,
những hành vi như thế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế, chính sách tín dụng của một tổ chức đặt ra. Bọn tội phạm dùng thủ đoạn kê khai gian dối đối với các tài sản đem đi bảo lãnh khi vay, cấu kết với một số cán bộ tín dụng tha hóa cùng lòng tham để thực hiện những hợp đồng vay trái với quy định của pháp luật.