5. Kết cấu đề tài
2.2. Dấu hiệu pháp lý liên quan của tội vi phạm qui định về chovay trong hoạt động
của các tổ chức tín dụng
Bất kỳ một hành vi vi phạm pháp luật nào nếu muốn định tội và định khung hình phạt cho hành vi đó điều phải kiểm tra quy phạm pháp luật hình sự (CTTP cụ thể) đây là bước quan trọng nhất trong quá trình làm việc của người tiến hành tố tụng. Việc kiểm tra quy phạm pháp luật hình sự phải dựa vào bốn yếu tố là khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan và phải thỏa mãn bốn yếu tố trên mới có thể nhận định đó là hành vi phạm tội. Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong đó có tội vi phạm qui định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng chỉ chiếm từ 12%-15% tổng số các tội phạm xảy ra trên toàn quốc nhưng thiệt hại về mặt kinh tế là rất lớn. Nếu trong giai đoạn chiến tranh sức mạnh của một quốc gia được khẳng định qua tiềm lực quốc phòng và khả năng chạy đua vũ trang của nước đó với các nước khác, thì trong gia đoạn hiện nay khi mà các quốc gia tích cực phát triển kinh tế thì sức mạnh của một nước, tiềm lực quốc phòng không còn là quan trọng nhất mà thay vào đó là sức mạnh kinh tế của nước đó phát triển như thế nào. Vì có phát triển kinh tế có nguồn tài chính lớn thì mới có thể trang bị quốc phòng được cho nên những tội xâm phạm đến nền kinh tế nói chung và tội vi phạm qui định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng nói riêng là hết sức nguy hiểm cần phải xử lý nghiêm và loại trừ những hành vi đấy. Cụ thể tội này được pháp luật hình sự Việt Nam qui định tại Điều 179 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung 2009
1. Người nào trong hoạt động tín dụng mà có một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến bảy năm:
A) Cho vay không có bảo đảm trái quy định của pháp luật; B) Cho vay quá giới hạn quy định;
C) Hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về cho vay trong hoạt động tín dụng.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến hoạt động tín dụng từ một năm đến năm năm.
Đây là loại tội phạm mới, nó được hình thành và phát triển với nền kinh tế và xã hội phát triển. Do nó là một loại tội phạm mới nên Bộ luật hình sự năm 1985 chưa có một điều nào qui định loại tội phạm này. Do vậy, nhằm đáp ứng kịp thời các yêu cầu về đấu tranh phòng chống tội phạm nên hành vi vi phạm qui định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng đã được các nhà làm luật đưa vào trong Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung 2009, có một điểm lưu ý là do nó mới được đưa vào trong Bộ luật hình sự 1999 nên những hành vi vi phạm như vậy mà đã thực hiện trước khi Bộ luật này có hiệu lực này thì không bị chịu trách nhiệm hình sự về tội này cụ thể là trước 0 giờ 00 ngày 1/7/2000 mà sau 0 giờ 00 ngày 1/7/2000 mới bị phát hiện thì không bị xem là tội phạm. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng đây không phải là tội phạm mới. Nếu như vậy thì cần phải xác định cẩn thận các yếu tố cấu thành tội phạm để không bỏ lọt tội phạm, xử lý đúng người đúng tội.