5. Kết cấu đề tài
3.3.3.1. Đối với bên chovay
“Cho vay là quan hệ giao dịch dân sự theo đó người cho vay chuyển tiền hoặc tài sản thuộc sở hữu của mình cho người vay, còn người vay sẽ phải trả lại cho người cho vay số tiền hoặc tài sản đã vay, theo điều kiện mà hai bên đã thỏa thuận trong giao dịch. Việc cho vay phải được ký kết bằng văn bản từ lúc chuyển giao tiền hoặc tài sản cho người vay để về sau nếu có sự tranh chấp giữa hai bên thì cơ quan có thẩm quyền có căn cứ để giải quyết. Chỉ được cho vay lấy lãi trong phạm vi và điều kiện được pháp luật cho phép”.42
Như đã phân tích tại Chương 2 của bài viết này, thì chủ thể phạm tội chính trong tội vi phạm qui định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng là những cán bộ trong tổ chức tín dụng. Bởi vì, chỉ có họ là những người chuyên môn trong lĩnh vực, lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để thực hiện hành vi phạm tội.
42
Bên cho vay đóng một vai trò quan trọng để dòng “máu” tài chính có thể lưu thông dễ dàng, điều tiết và phát triển nền kinh tế. Những tổ chức tín dụng cố tình làm trái so với những qui định của pháp luật chẳng hạn: Cho vay không có bảo đảm trái qui định của pháp luật về cho vay của các tổ chức tín dụng; cho vay quá giới hạn qui định hoặc các hành vi vi phạm khác đã vi phạm qui định của pháp luật về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
“Hoạt động cho vay là hoạt động cơ bản của hầu hết các ngân hàng nên rủi ro tín dụng là loại rũi ro cơ bản nhất của một ngân hàng”.43 Những rủi ro khách quan thì không thể lường trước được có thể là do tình hình kinh tế bất ổn cũng như là quá trình sản xuất kinh doanh của người vay gặp nhiều khó khăn, nhưng những rủi ro do chủ quan cũng không thể tránh khỏi. Do vậy, cần có những biện pháp hợp lý nhằm ngăn chặn những hành vi như thế tiếp tục tái diễn trong khi nền kinh tế còn rất khó khăn. Một khi đã phát hiện những sai phạm trong quá trình cho vay cần có những biện pháp mạnh, xử lý triệt để để răng đe những ý nghĩ muốn thực hiện hành vi phạm tội, cụ thể như sau:
Cần qui định rõ bên cho vay phải là các tổ chức tín dụng theo đúng qui định của pháp luật. Bên cạnh đó, những tổ chức không phải là các tổ chức tín dụng nhưng được Ngân hàng nhà nước cho phép thực hiện các hoạt động tín dụng thì cũng có thể là được xem bên cho vay tín dụng và cũng phải thỏa mãn các điều mà bên cho vay là các tổ chức tín dụng. Bên cho vay phải thỏa các điều kiện mà pháp luật qui định để được xem là một tổ chức tín dụng:
Thứ nhất, có giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam cấp. Đây được xem như là giấy phép kinh doanh của một tổ chức để các cơ quan chức năng dễ dàng kiểm soát và tổ chức thanh tra nhằm hạn chế những sai phạm;
Thứ hai, có điều lệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chuẩn y. Pháp luật Việt
Nam qui định điều lệ là căn cứ để xác định quốc tịch của đơn vị doanh nghiệp. Các tổ chức tín dụng khi hoạt động và xác định quốc tịch trên lãnh thổ Việt Nam cần phải có điều lệ;
Thứ ba, phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp pháp. Ngoài những
yêu cầu cần phải có như giấy phép thành lập và điều lệ Ngân hàng thì giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũng rất quan trọng. Tạo tâm lý yên tâm cho người đi vay hoặc những người muốn gửi tài sản cho tổ chức tín dụng đấy quản lý;
43
Thứ tư, tổ chức tín dụng đó phải có người đại diện đủ năng lực và thẩm quyền
để giao kết hợp đồng tín dụng với khách hàng có nhu cầu vay vốn tại tổ chức tín dụng đó. Một yêu cầu bất buộc không chỉ riêng trong lĩnh vực tín dụng, các giao dịch thì người đại diện phải là người có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi như vậy giao dịch mới có hiệu lực pháp luật.
Những tổ chức không phải là tổ chức tín dụng muốn trở thành tổ chức tín dụng thì cần qui định phải có những loại giấy phép như là giấy phép hoạt động ngân hàng, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và người đại diện hợp pháp. Theo đó qui định của loại tổ chức này hoạt động cho vay được phép thực hiện như hoạt động cho vay của ngân hàng. Các qui định như vậy đối với bên cho vay không chỉ góp phần hạn chế, loại trừ những tổ chức tín dụng không đủ khả năng quản lý nguồn tài chính cho vay, giảm thiểu đi rủi ro nợ xấu gia tăng, góp phần lành mạnh hóa các quan hệ tín dụng và quyền lợi hợp pháp giữa bên cho vay và bên vay. Bênh cạnh đó, nó còn là những căn cứ để các cơ quan điều tra, trọng tài viên thẩm định và đánh giá một cách khác quan của các quan hệ tín dụng khi nó phát sinh tranh chấp hoặc các vi phạm pháp luật.
3.3.3.2.Đối với bên vay
Đất nước ngày càng hội nhập với các nước trên thế giới đã mở ra cơ hội cho những người muốn làm giàu có đầu óc kinh doanh. Do vậy, nhu cầu vay vốn là hết sức cần thiết để họ có thể sản xuất kinh doanh và lựa chọn của họ là tìm đến những tổ chức tín dụng để vay vốn. Trong tội vi phạm qui định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng thì người đi vay chỉ đóng vai trò của người đồng phạm trong vụ án. Vì họ không có chuyên môn trong lĩnh vực tín dụng. Nhưng họ cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng khi thực hiện hành vi phạm tội. Chẳng hạn như họ có nhu cầu vay vốn nhưng tài sản để đảm bảo cho số tiền vay thì không thể đáp ứng, cho nên họ tìm đến những cán bộ tín dụng có lòng tham để giúp họ có thể vay khoản vốn mình cần nhưng không bị phát hiện và bù lại những cán bộ tín dụng giúp họ sẽ được một khoản tiền tương xứng theo thỏa thuận. Tình trạng khó khăn kinh doanh thua lỗ nên không còn khả năng thanh toán dẫn đền nợ xấu gia tăng nhanh chóng. Những thực trạng trên đều chỉ ra rằng cần phải có những biện pháp khắc phục kịp thời không những cho các tổ chức tín dụng mà còn cho bên vay. Cần qui định những điều kiện khi vay vốn không những do pháp luật qui định mà còn là do các bên thỏa thuận với nhau miễn sao những thỏa thuận đấy không trái với những qui định của pháp luật và đạo đức xã hội. Những giải pháp sau được đưa ra nhằm hạn chế tình hình tội phạm này xảy ra:
Các qui định của pháp luật có tính bắt buộc chung đối với các chủ thể đi vay trong giao dịch tín dụng, cụ thể:
Thứ nhất, bên vay phải có năng lực pháp lực và năng lực hành vi dân sự đầy
đủ hoặc các tổ chức (gồm những pháp nhân hay tổ chức không phải là pháp nhân hộ gia đình, tổ hợp tác, công ty liên doanh) thì phải có người đại diện hợp pháp có đầy đủ năng lực và thẩm quyền đại diện cho tổ chức đó khi tiến hành vay vốn với tổ chức tín dụng. Khi tiến hành vay thì bên vay cần phải có đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết theo qui định của pháp luật. Đối với người đi vay là cá nhân thì cần phải có giấy chứng minh nhân dân, giấy chứng nhận về hộ tịch, hộ khẩu, lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp; người đi vay là tổ chức thì cần phải có quyết định thành lập, điều lệ, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, quyết định bổ nhiệm người đứng đầu tổ chức… đó là những thủ tục đầu mà theo thiết nghĩ là cần thiết trong việc đi vay. Để nó giúp cho những cán bộ tín dụng có thể dễ dàng trong việc xác định đối tượng đi vay, mục đích khi vay và khả năng có thể thanh toán lại số nợ mà họ vay.
Thứ hai, người đi vay họ phải chứng minh mục đích vay vốn và sử dụng vốn
đó hợp pháp. Nếu họ không chứng minh được mục đích vay vốn thì không cho họ vay để tránh trường hợp lãng phí vốn cho vay. Nó cũng phải được xem là một điều kiện bất buộc cho hợp đồng tín dụng có hiệu lực. Việc xác định mục đích vay vốn rất quan trọng. Chẳng hạn như các doanh nghiệp khi đi vay vốn phải xác định mục đích vay vốn cuối cùng vẫn là làm tăng lợi nhuận. Khi giao dịch với một người quản lý kém, thì cán bộ tín dụng có thể thấy mục đích vay vốn của doanh nghiệp đó là không rõ ràng do vậy cán bộ tín dụng phải biết rõ mục đích vay vốn của doanh nghiệp thì mới có thể cho họ vay vốn. Cán bộ tín dụng phải tìm hiểu người đi vay thực sự là “cần” hay là “muốn”. Bên vay khi đi vay thường gặp khó khăn trong việc tính toán kỳ hạn thích hợp của khoản vay và họ thường muốn xin vay dài hạn để thay cho khoản vay ngắn hạn phục vụ cho nhu cầu của mình. Cho nên khi có nhu cầu thì các cán bộ tín dụng cần xác định rõ khả năng trả nợ của người đi vay, tình trạng của người đi vay có thực sự thanh toán các khoản lãi suất khi vay hay không. Do đó, khi muốn vay được một khoản tín dụng thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của bên cho vay và bên vay sao cho việc sử dụng vốn vay đó có hiệu quả nhất. Một số vụ vỡ nợ lớn xảy ra trong thời gian gần đây: Vụ vỡ nợ của bà Nguyễn Thị Dậu hồi đầu tháng 10/2011 tại thị trấn Phú Minh (huyện Phú xuyên, Hà Nội) với khoản nở ước tính khoản 300 tỷ đồng, một vụ lớn hơn củng xảy ra đầu tháng 10/2011 với số nợ ước tính là 2.000 tỷ đồng của Huỳnh Thị Huyền Như ( sn 1978, ngụ tại TP.HCM), Như đã cấu kết với một số đối tượng nhằm môi giới, huy động vốn trên thị trường chứng khoán với mức lãi suất là 5-
7.5%/tháng, nhằm thực hiện các dịch vụ đáo nợ ngân hàng, đầu tư chứng khóa, bất động sản và chi tiêu cá nhân.44
44
Nguyễn Quan Phi- Trần Đình Nam, Cần cảnh giác với vở nợ tư nhân, Tạp chí diễn đàn nghiên cứu tài chính
3.3.4.Các nguồn thông tin về tín dụng