Nghĩa vụ của người bị tạm giam

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo đảm quyền con người của người bị tạm giam trong pháp luật quốc tế và việt nam (Trang 51 - 52)

5. Bố cục của đề tài

2.2.2 Nghĩa vụ của người bị tạm giam

Nội dung địa vị pháp lý của công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quyền và nghĩa vụ của họ được pháp luật quy định. Hiến pháp năm 2013 của nước ta đã ghi nhận công dân Việt Nam có những quyền và tự do rộng rãi trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Nhà nước ta không chỉ quy định bảo đảm việc thực hiện trên thực tế những quyền tự do đó. Quyền và nghĩa vụ của công dân luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Mối quan hệ gắn bó giữa hai phạm trù này đã được Điều 15 Hiến pháp

năm 2013 xác định: “Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân”. Sự xác định

đó có nghĩa rằng, không ai được hưởng các quyền mà không phải thực hiện nghĩa vụ của mình và ngược lại. Tương tự như vậy đối với người bị tạm giam ngoài việc Nhà nước bảo đảm cho họ những quyền lợi cơ bản của một công dân, thì đồng thời họ cũng phải có những nghĩa vụ trước Nhà nước.

Người bị áp dụng biện pháp tam giam phải thực hiện các nghĩa vụ y như đối với bị can, bị cáo quy định tại Điều 49, Điều 50.

Theo khoản 2, khoản 3 Điều 49, BLTTHS 2003 quy định về những nghĩa vụ của bị can như sau:

Bị can có nghĩa vụ: bị can phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã.

Theo khoản 2, khoản 3 Điều 50, BLTTHS 2003 quy định những nghĩa vụ của bị cáo như sau:

Bị cáo có nghĩa vụ: bị cáo phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án; trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã.

Người bị tạm giam khi bị tạm giam trong Trại tạm giam thì họ phải chấp hành tốt nội quy của Trại tạm giam. Người bị tạm giam vi phạm nội quy của Trại tạm giam thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý bằng một trong các hình thức kỉ luật: cảnh cáo; phạt giam riêng ở buồng kỷ luật từ ba đến mười hai ngày. Người bị phạt giam ở buồng kỷ luật có thể bị cùm chân. Thời gian bị cùm chân do Giám thị Trại giam quyết định nhưng không quá mười hai ngày. Người bị tạm giam vi phạm nội quy nhiều lần thì có thể bị hạn chế gặp thân nhân, gửi và nhận thư, nhận quà; đang trong thời gian kỷ luật không được gửi và nhận thư, nhận quà, không được gặp thân nhân cho đến khi họ chấp hành tốt nội quy Trại tạm giam.

45

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo đảm quyền con người của người bị tạm giam trong pháp luật quốc tế và việt nam (Trang 51 - 52)