5. Bố cục của đề tài
1.3 nghĩa của việc bảo đảm quyền con người của người bị tạm giam
Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam đáp ứng yêu cầu của Nhà nước pháp quyền đối với việc bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm dân chủ, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam là sự thể hiện rõ nhất bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân, trong đó, việc tôn trọng và bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nói chung, người bị tạm giam nói riêng là nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Việc ghi nhận và thực hiện bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam thể hiện sự tôn trọng và bảo đảm thực hiện có hiệu quả các quyền con người trong lĩnh vực tư pháp – một lĩnh vực nhạy cảm được toàn xã hội chú ý.
Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam còn thể hiện sự an toàn pháp lý của công dân trong mối quan hệ với Nhà nước và xác lập nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp
23
Nguyễn Thị Bình, Pháp luật về bảo đảm quyền con người trong tư pháp hình sự ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay, http://dl.vnu.edu.vn/bitstream/11126/11742/1/00050002008.pdf, [truy cập ngày 21-11-
của người bị tạm giam trong tố tụng hình sự. Nó tạo điều kiện cho người bị tạm giam bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời giúp họ nhận thức được rõ trách nhiệm để có thái độ hợp tác tích cực với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện các nghĩa vụ pháp lý của mình.
Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam góp phần rất lớn vào việc bảo đảm công bằng xã hội, nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần cũng cố lòng tin của nhân dân vào cơ quan tư pháp.Việc quy định của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam thể hiện thái độ nhất quán của Nhà nước đối với trách nhiệm phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội của các cơ quan nhà nước. Mục đích cao nhất của hoạt động xét xử là xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, cho nên sẽ là không công bằng nếu như có thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm đối với quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam và sẽ là vi phạm quyền con người, nếu như vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
Đối với cơ quan tiến hành tố tụng, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam có ý nghĩa định hướng và chỉ đạo trong lĩnh vực tố tụng hình sự hết sức khó khăn và nhạy cảm. Đây là lĩnh vực mà quyền con người dễ bị xâm phạm từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Vì vậy, việc nắm vững bản chất, ý nghĩa bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam sẽ giúp cho những người thực thi pháp luật tránh được những sai sót, vi phạm quyền con người. Việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam còn cung cấp cơ sở pháp lý cho việc nhận thức đúng đắn địa vị pháp lý của người bị tạm giam trong tố tụng hình sự để cơ quan tiến hành tố tụng có thái độ khách quan, thận trọng trong việc nhận thức vụ án hình sự một cách khoa học, không làm oan người vô tội, không bỏ loạt tội phạm.
Đối với hoạt động lập pháp, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam là những giá trị nhân văn có ý nghĩa về mặt phương pháp luận cho việc xây dựng và hoàn thiện các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự về bảo đảm quyền con người nói chung, quyền và lợi ích của người bị tạm giam nói riêng.
23
CHƯƠNG 2
PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CON NGƯỜI CỦA NGƯỜI BỊ TẠM GIAM, THỰC TIỂN Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT
Pháp luật quốc tế về quyền con người của người bị tạm giam có những chuẩn mực tối thiểu đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân trong tố tụng hình sự được áp dụng trong phạm vi toàn cầu, không kể hệ thống chính trị, trình độ phát triển kinh tế, xã hội. Tìm hiểu các văn kiện này có thể dựa trên quy định trong từng gian đoạn của quá trình tố tụng: giai đoạn trước khi xét xử, trong gian đoạn xét xử và sau giai đoạn xét xử.
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 của nước ta đã có những quy định cụ thể về tạm giam như: đối tượng bị tạm giam, căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam, thẩm quyền ra lệnh tạm giam, thủ tục tạm giam,... mà không có những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của người bị áp dụng biện pháp tạm giam. Dựa trên những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền con người, quyền công dân để phân tích các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự liên quan đến bảo đảm quyền con người của người bị tạm giam; tìm ra những hạn chế và bất cập về bảo đảm quyền con người của người bị tạm giam trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.
2.1 Pháp luật quốc tế về vấn đề bảo đảm quyền con người của người bị tạm giam
Hoạt động tố tụng hình sự là hoạt động của các quan chức thi hành pháp luật. Theo quy định của "Quy ước đạo đức của quan chức thi hành pháp luật" được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 17/12/1979, thuật ngữ "quan chức thi hành pháp luật"
gồm tất cả những viên chức pháp luật được bổ nhiệm hay bầu ra, thực hiện các thẩm quyền của cảnh sát, đặc biệt các thẩm quyền bắt hay giam giữ. Theo Bộ luật tố tụng hình sự Việt nam năm 2003, hoạt động tố tụng hình sự là hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng hình sự bao gồm: Cơ quan điều tra; Viện kiểm sát; Toà án; và người tiến hành tố tụng bao gồm: Điều tra viên; Kiểm sát viên; Chánh án, Thẩm phán; Hội thẩm; Thư ký phiên toà.
Mục đích hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng trong lĩnh vực hình sự là nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý hành vi phạm tội, đảm bảo mọi tội phạm được phát hiện kịp thời, không để lọt tội phạm và không xử lý oan người vô tội. Tính chất hoạt động của các cơ quan và cá nhân có thẩm quyền này là hoạt động nhân danh nhà nước và mang quyền lực nhà nước. Trong khi đó, quyền con người của người bị tạm giam trong tố tụng hình sự, hiểu theo nghĩa trong phạm vi bài này là quyền pháp lý của cá nhân, công dân hay nói chính xác hơn là quyền của bị can, bị cáo, do đang ở vào tình thế bất lợi vì có hành vi vi phạm pháp luật hình sự hoặc đang bị tình nghi phạm tội,
nên thông qua pháp luật, nhà nước trao cho họ những quyền pháp lý nhất định, những quyền pháp lý, thường được quy định trong Hiến pháp và luật để giúp họ có công cụ tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, tránh các nguy cơ xâm phạm không đúng pháp luật từ phía các cơ quan hoặc cá nhân đang thực thi pháp luật.
Vì tính chất hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng nhân danh nhà nước và mang quyền lực nhà nước, nên trong quan hệ của họ với người bị tạm
giam thì đây là quan hệ bất bình đẳng. Vì vậy, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của
người bị tạm giam giảm thiểu các nguy cơ xâm phạm bất hợp pháp là mối quan tâm hàng đầu của pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền con người của người bị tạm giam trong hoạt động tố tụng hình sự.
Pháp luật quốc tế về quyền con người của người bị tạm giam có những chuẩn mực tối thiểu đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân trong tố tụng hình sự được áp dụng trong phạm vi toàn cầu, không kể hệ thống chính trị, trình độ phát triển kinh tế, xã hội. Hệ thống các chuẩn mực tối thiểu về quyền con người của người bị tạm giam trong tố tụng hình sự được quy định trong nhiều văn kiện, đáng chú ý nhất là: Tuyên ngôn nhân quyền thế giới năm 1948; Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966;Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về đối xử với tù nhân năm 1955; Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm năm 1984; và một loạt các chuẩn mực tối thiểu khác như về vai trò của luật sư, các quan chức thực thi pháp luật, cơ quan công tố; về tính độc lập của cơ quan tư pháp,...
Các quy định trong các văn kiện trên tạo thành hệ thống các chuẩn mực tối thiểu về quy tắc ứng xử của cơ quan và nhân viên thực thi pháp luật cũng như đảm bảo cho người bị tạm giam có các quyền pháp lý nhất định để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, giảm thiểu các nguy cơ xâm hại bất hợp pháp từ các cơ quan thực thi pháp luật.
Các chuẩn mực pháp lý tối thiểu đảm bảo quyền con người của người bị tạm giam trong hoạt động tố tụng được quy định trong các văn bản pháp lý quốc tế đều dựa trên các nguyên tắc có tính chất nền tảng, xuyên suốt quá trình tố tụng như: nguyên tắc suy đoán vô tội; nguyên tắc không phân biệt đối xử; nguyên tắc bình đẳng; không bị tra tấn, nhục hình; nguyên tắc đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm (phẩm giá vốn có của con người),...