Bảo đảm quyền được suy đoán vô tội của người bị tạm giam

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo đảm quyền con người của người bị tạm giam trong pháp luật quốc tế và việt nam (Trang 43 - 44)

5. Bố cục của đề tài

2.2.1.6 Bảo đảm quyền được suy đoán vô tội của người bị tạm giam

Thuật ngữ “suy đoán” bắt nguồn từ tiếng Latinh “praesumptino”, được hiểu là sự suy đoán một vấn đề nào đó là chân lý, cho đến khi chưa bị bác bỏ. Suy đoán vô tội là sự thể hiện quan điểm của Nhà nước trong việc tôn trọng nhân phẩm và danh dự của người

bị tạm giam. Khoản 1, Điều 31 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Người bị buộc tội được

coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”.30

Nội hàm của khái niệm quyền được suy đoán vô tội của người bị tạm giam phải bao hàm những nội dung:

Thứ nhất, không ai có thể bị coi là có tội khi tội phạm do họ thực hiện chưa được chứng minh theo đúng các quy định của BLTTHS 2003 và chưa được xác định bằng bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của tòa. Tức là, một người chỉ có thể bị coi là có tội khi có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Trong pháp luật hình sự, thuật ngữ “người phạm tội” dùng để chỉ người đã thực hiện hành vi được luật hình sự quy định

là tội phạm, hành vi của người đó đã cấu thành tội phạm. Thuật ngữ “người phạm tội”

chỉ một thực tế khách quan là một người đã thực hiện tội phạm chứ không phải tùy thuộc

vào nhận định chủ quan của các cơ quan áp dụng pháp luật. Do vậy, thuật ngữ người “bị

coi là có tội” khác với thuật ngữ “người phạm tội”.

Thứ hai, trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội. Như vậy, đồng nghĩa với việc tại phiên toà bị cáo có quyền im lặng tức là không có nghĩa vụ phải trả lời các câu hỏi của hội đồng xét xử. Để xác định một người là người phạm tội, trên cơ sở đó truy cứu, áp dụng trách nhiệm hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) phải chứng minh được người đó là người thực hiện hành vi bị BLHS 1999 coi là tội phạm. Nếu không chứng minh được một người đã thực hiện tội phạm thì không thể kết tội người đó.

Thứ ba, bản cáo trạng của Viện kiểm sát và bản án kết tội của tòa phải dựa trên các chứng cứ khẳng định chắc chắn về lỗi của người bị buộc tội trong việc thực hiện tội phạm. Buộc tội phải dựa trên chứng cứ. Bản cáo trạng của Viện kiểm sát và bản án kết tội của tòa phải dựa trên các chứng cứ khẳng định chắc chắn về lỗi của người bị buộc tội trong việc thực hiện tội phạm. Nếu cơ quan điều tra còn “mơ hồ” về chứng cứ thì không ra kết luận điều tra, nếu Viện kiểm sát còn băn khoăn chưa đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì không ra bản cáo trạng, nếu thấy chưa đủ chứng cứ thì tòa không kết tội.

30Bộ Tư Pháp – Viện khoa học pháp lý, Quyền con người trong Hiến pháp năm 2013 quan điểm mới

37

Thứ tư, mọi nghi ngờ về lỗi của bị can, bị cáo nếu không thể loại trừ được theo trình tự, thủ tục do luật định và khi chưa có sự thống nhất trong việc giải thích, áp dụng các quy phạm pháp luật đều phải được giải quyết theo hướng có lợi cho họ. Nguyên tắc suy đoán vô tội đòi hỏi sự buộc tội phải dựa trên những chứng cứ xác thực không còn nghi ngờ. Mọi sự nghi ngờ đối với người bị bắt giữ, bị can, bị cáo đều phải được kiểm tra, chứng minh làm rõ. Nếu không chứng minh làm rõ được sự nghi ngờ thì sự nghi ngờ đối với người bị bắt giữ, bị can, bị cáo phải được giải thích theo hướng có lợi cho họ.

Ở Việt Nam, trong quá trình cải cách tư pháp, việc ghi nhận và áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội sẽ tạo ra nhiều lợi thế cho một quy trình tố tụng tiến bộ, phù hợp với cải cách tư pháp. Bởi lẽ nguyên tắc này có mối quan hệ chặt chẽ với nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo và nguyên tắc tranh tụng.31

Bảo đảm quyền được suy đoán vô tội của người bị tạm giam được thực hiện bằng các biện pháp, phương tiện sau đây:

Thứ nhất, Nhà nước ghi nhận và quy định những nội dung của quyền được suy đoán vô tội trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác.

Thứ hai, quy định nghĩa vụ của cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân trong việc bảo đảm quyền được suy đoán vô tội của người bị tạm giam và phải có thái độ đối xử với họ như với công dân khác trong xã hội khi họ chưa có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo đảm quyền con người của người bị tạm giam trong pháp luật quốc tế và việt nam (Trang 43 - 44)