Thực tiễn đảm bảo quyền con người của người bị tạm giam trong hoạt động tố

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo đảm quyền con người của người bị tạm giam trong pháp luật quốc tế và việt nam (Trang 56 - 57)

5. Bố cục của đề tài

2.3Thực tiễn đảm bảo quyền con người của người bị tạm giam trong hoạt động tố

động tố tụng hình sự ở Việt Nam

2.3.1 Những bất cập trong quy định về việc áp dụng biện pháp tạm giam của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003

Hiện nay, tạm giam là biện pháp ngăn chặn được áp dụng phổ biến nhất. Trong quá trình giải quyết vụ án có rất ít bị can, bị cáo được thay đổi biện pháp ngăn chặn. Nhiều trường hợp, căn cứ tạm giam chưa được thể hiện cụ thể.

Nhìn chung trong quá trình điều tra vụ án, khi đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn quyết định tạm giam, đa số các trường hợp trong công văn yêu cầu đều ghi căn cứ chung chung như “để đảm bảo cho công tác điều tra, xử lý”, “thấy rằng cần thiết phải tạm giam

35Lại Văn Trình, Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong Tố tụng hình sự

Việt Nam, http://123doc.vn/document/781503-bao-dam-quyen-con-nguoi-cua-nguoi-bi-tam-giu-bi-cao-

bị can, bị cáo không để bị can, bị cáo trốn”, “không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội”… mà ít đưa ra được những căn cứ cụ thể.

Cũng không loại trừ trường hợp Cơ quan điều tra sử dụng tạm giam như là biện pháp nghiệp vụ để buộc bị can, bị cáo khai nhận tội. Việc quá lạm dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam nhiều khi gây nên sức ép tâm lý không đáng có đối với việc xét xử của Tòa án; nhất là sau khi Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2009 về việc bồi thường thiệt hại cho những người bị oan do người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra trong hoạt động tố tụng hình sự.

Tình trạng tạm giam là một trong những nguyên nhân dẫn đến Tòa án ngại tuyên không có tội khi xét xử mặc dù có đủ căn cứ để làm điều đó. Do sợ bị đánh giá là quyết định bắt giam oan, sai cho nên Tòa án thường không dám tuyên bị cáo không có tội, mà thường trả hồ sơ để điều tra bổ sung để Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát bằng cách này hay cách khác đình chỉ điều tra.

Tạm giam nhiều cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ người bị kết án bị phạt tù giam ở nước ta quá cao. Tòa án rất hạn chế cho bị cáo bị tạm giam hưởng án treo hoặc áp dụng các hình phạt khác không phải tù như cải tạo không giam giữ, phạt tiền, cảnh cáo, v.v mặc dù có đủ điều kiện theo quy định của BLHS 1999; trong những trường hợp này, theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao thì Tòa án xử phạt tù với thời hạn bằng thời hạn bị cáo đã bị tạm giam. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của người bị kết án; bởi vì hậu quả pháp lý của người bị phạt tù giam và phạt tù cho hưởng án treo là khác nhau.

Qua nghiên cứu thực trạng áp dụng biện pháp ngăn chặn trong tiến hành tố tụng hình sự, từ góc độ bảo đảm quyền con người của người bị tạm giam nhận thấy còn một số hạn chế, bất cập như sau:

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo đảm quyền con người của người bị tạm giam trong pháp luật quốc tế và việt nam (Trang 56 - 57)