Bổ sung các Quy định về nguyên tắc và quyền của người bị tạm giam trong

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo đảm quyền con người của người bị tạm giam trong pháp luật quốc tế và việt nam (Trang 70 - 72)

5. Bố cục của đề tài

2.4.2Bổ sung các Quy định về nguyên tắc và quyền của người bị tạm giam trong

Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2003

2.4.2.1 Nguyên tắc tranh tụng

Thứ nhất, đề nghị bổ sung Điều luật BLTTHS quy định về nguyên tắc bảo đảm tranh tụng như sau:

“Điều… Bảo đảm tranh tụng

Kiểm sát viên, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp của họ, người bảo vệ quyền lợi của đương sự đều có quyền tranh luận dân chủ, bình đẳng trước Tòa án. Tòa án phải bảo đảm việc tranh tụng bình đẳng, dân chủ giữa các bên nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án.

Phán quyết của Hội đồng xét xử phải dựa trên kết quả đánh giá chứng cứ và tranh tụng công khai tại phiên tòa”.

Thứ hai, đề nghị bổ sung các quy định bảo đảm tranh tụng như quy định chế tài áp dụng trường hợp vi phạm như không bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, không đảm bảo việc thực hiện tranh tụng của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng.

Thứ ba, đề nghị sửa đổi quy định tại Điều 218 BLTTHS theo hướng đề cao trách nhiệm của Kiểm sát viên hơn trong việc tranh tụng và trách nhiệm của Chủ tọa phiên tòa trong việc bảo đảm tranh tụng như sau: “... Kiểm sát viên có nghĩa vụ đáp lại tất cả những ý kiến liên quan đến vụ án của người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác. Chủ tọa phiên tòa có trách nhiệm bảo đảm việc tranh tụng giữa Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng”.

Nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử là một quy định mới mang tính đột phá trong lịch sử lập hiến của nước ta. Quy định này đặt ra yêu cầu cao hơn, trách nhiệm hơn đối với ngành Kiểm sát nhân dân. Vì vậy, ngành Kiểm sát nhân dân cần nghiêm túc triển khai thực hiện đảm bảo thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, góp phần thực hiện mục

tiêu ”Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công

lý, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”, qua đó giữ vững lòng tin của nhân dân, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ

2.4.2.2 Nguyên tắc suy đoán vô tội

Cần bổ sung nguyên tắc suy đoán vô tội vào Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về người buộc tội; bị can, bị cáo không có trách nhiệm chứng minh sự vô tội của mình. Bộ luật tố tụng hình sự 2003 chưa ghi nhận

“Nguyên tắc suy đoán vô tội” nhưng đã thừa nhận nhiều nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội như: không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của tòa án có hiệu lực pháp luật; buộc tội phải dựa trên chứng cứ và chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng. Việc bổ sung nguyên tắc này vào BLTTHS 2003 sẽ bảo đảm tính pháp lý cao, tiến thêm một bước trong việc thực thi triệt để nguyên tắc này và tạo ra sự thay đổi tư duy trong việc xử lý các vụ án hình sự. Đồng thời, bổ sung nguyên tắc suy đoán vô tội trong BLTTHS 2003 là có cơ sở, nhằm thực hiện mục đích của tố tụng hình sự là xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, bảo vệ quyền con người trong các hoạt động tố tụng hình sự. Mục đích này xuất phát từ những đòi hỏi khách quan của đời sống xã hội, đó là không một người vô tội nào phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải chịu hình phạt. Khi cơ quan tố tụng không chứng minh được một người nào đó phạm tội thì phải quyết định người đó không phạm tội.

2.4.2.3 Quyền bào chữa của người bị tạm giam

Từ những bất cập về quyền được bào chữa của người bị tạm giam người viết có một số kiến nghị và đề xuất như sau:

Thứ nhất, quy định thủ tục mời luật sư của người bị bắt giữ, bị can bị tạm giam.

Thứ hai, bãi bỏ quy định về cấp giấy chứng nhận bào chữa cho người bào chữa và bãi bỏ quy định tại khoản 4 Điều 56 của Bộ luật tố tụng hình sự và khi có yêu cầu của người bị tạm giam hoặc người thân thích của họ thì người bào chữa chỉ cần xuất trình giấy chứng minh mình là luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc giấy chứng minh mình là người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, tạm giam và giấy yêu cầu nhờ bào chữa, liên hệ với cơ quan tiến hành tố tụng nơi thụ lý vụ án để được tham gia tố tụng.

Đối với trường hợp bắt buộc phải chỉ định người bào chữa hoặc thuộc trường hợp được hưởng sự trợ giúp pháp lý, luật sư chỉ cần xuất trình thẻ luật sư, văn bản yêu cầu luật sư chỉ định của cơ quan tố tụng hoặc văn bản phân công của trung tâm trợ giúp pháp lý hoặc giấy đề nghị của Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt nam để làm thủ tục gặp mặt người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.

Việc bỏ quy định về cấp giấy chứng nhận bào chữa sẽ giúp tạo điều kiện dễ dàng hơn cho người bào chữa tham gia vào quá trình tố tụng đúng lúc nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của bị can, bị cáo nói chung người bị tạm giam nói riêng.

2.4.2.4 Quyền thăm thân

Nhiều Luật sư và chuyên gia pháp lý cho rằng, để “cải thiện quyền thăm thân” cần sửa đổi, bổ sung các qui định của BLTTHS 2003 liên quan đến quyền của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, trong đó có quyền được thăm thân, được người thân chăm sóc, điều trị y tế khi ốm đau, mắc bệnh hiểm nghèo,... trong quá trình giam giữ.

65

Cụ thể hóa quyền được thăm thân theo hướng qui định rõ người bị tạm giữ, tạm giam được gặp thân nhân bao nhiêu lần một tháng và thời lượng gặp mỗi lần để thân nhân người bị tạm giam không còn phải cạy cục, nhờ vả mới được gặp người bị tạm giam; đặc biệt, khi quyền thăm thân là một trong những quyền con người của người bị tạm giữ, tạm giam thì nếu phải áp dụng các biện pháp bất đắc dĩ để hạn chế quyền tự do của một cá nhân thì phải bảo đảm quyền con người của họ vẫn được bảo đảm tốt nhất trong điều kiện cho phép.

Cũng cần mở rộng đối tượng được đến thăm vì có nhiều người bị tạm giam không còn cha mẹ, chưa có vợ chồng, con hoặc những người thân này không có điều kiện đến thăm gặp, mà phải nhờ những người có quan hệ ruột thịt khác hoặc bạn bè.

Để đảm bảo an ninh, có thể qui định cho người bị tạm giam chỉ định và thông báo với cơ quan điều tra về người mình cần gặp,... Nhiều kiến nghị khác cũng đã được đưa ra để hiện thực hóa quyền thăm thân vừa để bảo đảm tốt nhất quyền con người trong điều kiện cho phép, vừa thể hiện bản chất nhân đạo của Nhà nước đối với những người bị nghi ngờ có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian chờ phán quyết của cơ quan có thẩm quyền.

2.4.2.5 Quyền im lặng

Hiến pháp năm 2013 bổ sung rất nhiều quyền con người, quyền công dân. Một trong những quyền của con người là không được sử dụng nhục hình, không được bức cung, rồi quyền tự do thân thể. Nên nếu quyền im lặng không được luật hóa trong Bộ luật Tố tụng hình sự, sẽ không chống lại được bức cung, sử dụng nhục hình của cơ quan điều tra trong quá trình điều tra. Và khi đó, sẽ xâm phạm đến một trong những quyền tự do của con người là quyền bất khả xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm

Cần luật hóa quyền im lặng trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 kết hợp những quy định hiện hành về việc thời điểm luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi và bào chữa cho bị can, bị cáo, người bị tạm giam để chống lại việc bức cung, nhục hình, oan sai.

Bởi quyền im lặng hoàn toàn phù hợp với quy định của Hiến pháp liên quan đến người bào chữa, thời điểm mà người bào chữa tham gia trong quá trình tố tụng. Hiến pháp, Luật tố tụng hình sự, rồi Luật Luật sư đều có quy định, ngay từ khi bị bắt giữ thì người bị tình nghi thực hiện tội phạm đã có quyền tự mình bảo vệ quyền lợi hoặc mời luật sư, mời người bào chữa bảo vệ cho mình.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo đảm quyền con người của người bị tạm giam trong pháp luật quốc tế và việt nam (Trang 70 - 72)