5. Bố cục của đề tài
2.4.2.6 Một số quy định hoàn thiện khác
Thứ nhất, cần đưa khái niệm tạm giam, quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giam vào Bộ luật tố tụng hình sự 2003:
Có thế đưa khái niệm tạm giam vào khoản 1 của Điều luật về tạm giam thay thế cho quy định của khoản 1 Điều 88 BLTTHS 2003 như sau:
Tạm giam là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do những người có thẩm quyền ở Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trong; phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội
Quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giam: Về quyền có thể quy định như sau:
- Được biết lý do mình bị tạm giam và theo tội danh nào; - Được giải thích về quyền và nghĩa vụ;
- trình bày lời khai;
- Đưa tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
- Quyền có người bào chữa bên cạnh khi cơ quan tiến hành tố tụng lấy lời khai; - Quyền được tư vấn pháp luật;
- Quyền im lặng
- Khiếu nại về việc tạm giam, quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
- Được bồi thường thiệt hai do bị tạm giam oan sai;
- Được bồi thường thiệt hại do tài sản, đồ vật, tài liệu bị mất mát hư hỏng do người tiến hành tố tụng gây ra;
- Gặp mặt, trao đổi trực tiếp qua điện thoại với người thân hoặc với người bào chữa để được tư vấn pháp luật khi không muốn gặp trực tiếp
- Tiếp nhận, dùng đồ ăn, nước uống do người than cung cấp không bị hạn chế về số lần và thời gian tiếp nhận (nếu có yêu cầu);
- Mặc quần áo thường phục riêng của mình khác với quần áo của người chấp hành án
Trong đó cần lưu ý quyền được tư vấn pháp luật, quyền này cần phải được giải thích hợp lý là cho phép người bị tạm giam gặp trực tiếp luật sư hoặc người bào chữa khác để được tư vấn pháp luật.
Về nghĩa vụ: Sửa đổi bổ sung đã đề cập trên theo đó quy định cụ thể nghĩa vụ: khai báo về nhân thân, lý lịch; hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng; chấp hành các quy định khác của pháp luật
67
Thứ hai, về cơ chế thực hiện Quốc hội cần bám sát thực tiễn cuộc sống, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân, kịp thời thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng thành pháp luật để bảo vệ các giá trị nhân văn của con người. Tiếp nhận sự phản hồi từ các cơ quan thực thi pháp luật, các nhà nghiên cứu, ý kiến đóng góp của nhân dân để sửa đổi, bổ sung cho hệ thống pháp luật ngày một hoàn thiện đảm bảo tốt các quyền con người, quyền công dân. Tăng cường công tác giám sát đối với các cơ quan nhà nước đặc biệt là các cơ quan tiến hành tố tụng. Hội đồng nhân dân cần thực hiện tốt chức năng giám sát và hoạt động chất vấn đối với các cơ quan tiến hành tố tụng tại địa phương để đảm bảo cho các cơ quan này hoạt động có hiệu quả, đúng pháp luật.
Thứ ba, đối với cơ quan công an nói chung và các điều tra viên nói riêng, cần phải thường xuyên học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức chính trị, đề cao ý thức tổ chức kỷ luật. nắm chắc các quy định của pháp luật về bắt, tạm giữ, tạm giam; hiểu rõ tính chất, mục đích của các biện pháp tạm giữ tạm giam; đảm bảo khi thực hiện bắt người phải có lệnh và có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát, hạn chế tình trạng “tiền trảm hậu tấu” khi bắt người; tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam; phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư tham gia quá trình bắt, tạm giữ, tạm giam khi giải quyết vụ án.
Tóm lại, bảo đảm quyền con người là vấn đề rất quan trọng, luôn được Đảng, Nhà nước và nhân dân quan tâm, bảo vệ. Bằng nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003,... Nhà nước đã chính thức ghi nhận và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, coi đó như những chế định quan trọng và là mục tiêu cuối cùng của chế độ ta. Bộ luật Tố tụng Hình sự của nước ta đã ghi nhận, bảo vệ quyền con người, quyền công dân qua nhiều chế định khác nhau. Các quy định về bắt người, tạm giữ, tạm giam là một trong các quy định nhằm bảo vệ quyền con người, quyền công dân của nhân dân và của cả bị can, bị cáo, của người bị bắt. Tất cả những quy định của Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2013 về bắt, tạm giữ, tạm giam đều nhằm góp phần phát huy dân chủ, tăng cường hơn nữa hiệu lực của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân để xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và giàu mạnh.
KẾT LUẬN
Bảo đảm quyền con người là vấn đề rất quan trọng, có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của mỗi người dân. Bảo đảm quyền con người còn phản ánh truyền thống, văn hoá, trình độ phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.
Ở nước ta vấn đề quyền con người luôn được Đảng, Nhà nước và nhân dân quan tâm, bảo vệ. Để thực sự có được quyền con người thì trước hết đất nước phải được độc lập, không bị tác động, chi phối của bất kỳ thế lực nào, quốc gia nào. Chính vì điều này mà Đảng ta, Nhà nước ta và nhân dân ta đã dám đánh đổi tất cả những gì mình có, kể cả xương máu và tính mạng của mình để đánh đuổi các thế lực thù địch và giặc ngoại xâm để giành độc lập tự do cho Tổ quốc, thực hiện xây dựng một chế độ mới tươi đẹp, tiến bộ, công bằng và tôn trọng phẩm giá con người. Từ khi nước ta được độc lập, nhân dân ta được tự do thì quyền con người càng được quan tâm và bảo đảm. Bằng nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Hiến pháp, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự … Nhà nước đã chính thức ghi nhận và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, coi đó như những chế định quan trọng và là mục tiêu cuối cùng của chế độ Xã hội Chủ nghĩa.
Cùng với Hiến pháp và các đạo luật khác, Bộ luật tố tụng hình sự của nước ta đã ghi nhận, bảo vệ quyền con người, quyền công dân qua nhiều chế định khác nhau. Các quy định về tạm giam là một trong các quy định nhằm bảo vệ quyền con người, quyền công dân của bị can, bị cáo. Bộ luật tố tụng hình sự đã xác định rõ tính chất, mức độ, các trường hợp được bắt và không được bắt; trình tự, thủ tục tạm giam để nhằm bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm của con người, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong đó có cả các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bắt. Tất cả những quy định của Hiến pháp và Bộ luật tố tụng hình sự về tạm giam đều nhằm góp phần phát huy dân chủ, tăng cường hơn nữa hiệu lực của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân để xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và giàu mạnh.
69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục các văn kiện quốc tế:
1. Hiến chương Liên hợp quốc về quyền con người, 1945
2. Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người, 1948
3. Công ước Viên 1961
4. Công ước Viên 1963
5. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, 1966
6. Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô
nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm, 1984
7. Những nguyên tắc cơ bản trong việc đối xử với tù nhân, 1990
Danh mục văn bản quy phạm pháp luật:
1. Hiến pháp Việt Nam năm 1946
2. Hiến pháp Việt Nam năm 1959
3. Hiến pháp Việt Nam năm 1980
4. Hiến pháp Việt Nam năm 1992
5. Hiến pháp Việt Nam năm 2013
6. Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009
7. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988
8. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003
Danh mục sách, báo, tạp chí:
1. Bộ Tư Pháp – Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bình luận Bộ luật tố tụng
hình sự Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001
2. Các văn bản hướng dẫn Bộ luật Tố tụng hình sự, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006
3. Các văn kiện quốc tế về quyền con người, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998
4. Đinh Văn Quế, Bộ luật khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về xét
xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm (bình luận chuyên sâu), Nxb. Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, 2004
5. Đổ Văn Chỉnh, Thời hạn điều tra, thời hạn tạm giam để điều tra trong Bộ
6. Đổ Văn Chỉnh, Xác định trách nhiệm đối với người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự để người bị tạm giữ, tạm giam vẫn bị giam, giữ khi đã kết thúc thời hạn tạm giữ, tạm giam, Tạp chí Tòa án nhân dân
7. Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền con người, Nxb. Lao động – Hà Nội, 2011
8. Mạc Giáng Châu – Nguyễn Chí Hiếu, Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt
Nam, Nxb. Đại học Cần Thơ, 2010
9. Nguyễn Đăng Dung, Phạm Hồng Thái, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng,
Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009
10. Nguyễn Ngọc Điệp, Tìm hiểu luật Tố tụng hình sự, Nxb. Công an nhân dân,
Tp. Hồ Chí Minh, 2002
11. Nguyễn Thanh Tuyền, Luận văn Quyền con người và quyền công dân
trong pháp luật quốc tế và luật Việt Nam, Trường Đại học Cần thơ, 2013
12. Nguyễn Thanh Tuyền, Luận văn Quyền con người và quyền công dân
trong pháp luật quốc tế và luật Việt Nam, Trường Đại học Cần thơ, 2013
13. Nguyễn Văn Động, Các quyền Hiến định về chính trị của công dân Việt
Nam, Nxb. Tư pháp, 2006
14. Quyền con người các văn kiện quan trọng, Nxb. Viện thông tin khoa học xã hội, Hà Nội, 1998
15. Trần Quang Tiệp, Bảo vệ quyền con người trong Luật Hình sự Luật tố tụng
Hình sự Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004
16. Trần Quang Tiệp, Về tự do cá nhân và các biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005
17. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2007
18. Trường Đại học Luật Hà Nội, Những nguyên tắc cơ bản của luật Tố tụng
hình sự, Nxb. Công an nhân dân, 2000
19. Viện ngôn ngữ học: Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb. Văn hóa - Thông tin, 1999
20. Vũ Ngọc Bình, Sách bỏ túi về quyền con người, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002
71
1. Báo cáo " Bảo đảm quyền của người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong tố tụng hình sự Việt Nam " pdf, http://123doc.vn/document/1213338-bao-cao- bao-dam-quyen-cua-nguoi-bi-bat-nguoi-bi-tam-giu-nguoi-bi-tam-giam-trong-to-tung- hinh-su-viet-nam-pdf.htm?page=7, [truy cập ngày 24-10-2014]
2. ĐTH – Vụ pháp luật quốc tế, Hệ thống các văn kiện pháp lý quốc tế về quyền con người, Báo điện tử Bộ Tư Pháp, http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/thong-tin- khac.aspx?ItemID=3695, [truy cập ngày 29-10-2014]
3. Hải Nhật, Kẽ hở khiến quyền của người bị tạm giam bị xà xẻo, Báo điện tử
Người đưa tin, http://www.nguoiduatin.vn/ke-ho-khien-quyen-nguoi-bi-tam-giam-bi-xa- xeo-a110888.html, [truy cập ngày 01-11-2014]
4. Hồ Nguyễn Quân, Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt tạm giam đối với
người chưa thành niên, Báo điện tử Tòa án nhân dân tối cao,
http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=175 1909&item_id=35972179&article_details=1, [truy cập ngày 26-10-2014]
5. Huy Anh, Để người bị tạm giam không cảm thấy bị bỏ rơi, Báo điện tử Pháp luật Việt Nam, http://baophapluat.vn/su-kien/de-nguoi-bi-tam-giam-khong-cam- thay-bi-bo-roi-167601.html,[truy cập ngày 01-11-2014]
6. Huy Anh, Giải tỏa ức chế căng thẳng của người bị tạm giam, Báo điện tử
Baomoi.vn, http://www.baomoi.com/Giai-toa-uc-che-cang-thang-cho-nguoi-bi-tam-
giam/58/12154256.epi,[truy cập ngày 26-10-2014]
7. La Khanh Tung, Giới thiệu Công ước chống tra tấn (CAT, 1984), Báo điện
tử Luật nhân quyền,
http://www.nhanquyen.vn/modules.php?name=News&op=detailsnews&mid=227&mcid =3, [truy cập ngày 01-11-2014]
8. La Khanh Tung, Quyền được đối xử nhân đạo của người bị tước tự do,
http://nhanquyen.vn/modules.php?name=News&op=detailsnews&mid=82&mcid=7,
[truy cập ngày 31-10-2014]
9. Lại Văn Trình, Đảm bảo quyền con người của người bị tạm giữ, bị can, bị
cáo, trong Tố tụng hình sự Việt Nam,
http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/images/stories/dhluat/saudaihoc/luanants.pdf,
[truy cập ngày 26-10-2014]
10. Maiphuongdc, Quyền con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt
Nam, http://doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai-quyen-con-nguoi-trong-phap-luat-quoc-te-va-phap-
11. Nguyễn Đình Thơ, Quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 1946, sự kế thừa, phát triển, Báo điện tử Giải đáp thắc mắc,
http://www.moj.gov.vn/thihanhhienphap/News/Lists/giaidapthacmac/View_Detail.aspx?I
temID=5209, [truy cập ngày 29-10-2014]
12. Nguyễn Tiến Đạt, Bảo đảm quyền con người trong việc bắt, tạm giữ, tạm
giam, Tạp chí điện tử Khoa học pháp luật,
http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?option=com_content&view=article&id =377:bqcntvbtgtg&catid=105:ctc20063&Itemid=109, [truy cập ngày 25-10-2014]
13. Nguyễn Tiến Tài, Để tránh chuyện tạm giam vô thời hạn, Báo điện tử Học
viện cảnh sát nhân dân, http://www.hvcsnd.edu.vn/vn/Acedemy/Nghien-cuu-Trao-
doi/76/325/De-tranh-chuyen-tam-giam-vo-thoi-han.aspx, [truy cập ngày 01-11-2014]
14. Phương thảo, Lạm dụng tạm giam để điều tra, nhiều oan sai khó có thể bồi
thường, Báo điện tử Pháp luật và xã hội, http://phapluatxahoi.vn/phap-luat/lam-dung- tam-giam-de-dieu-tra-nhieu-oan-sai-kho-co-the-boi-thuong-47812, [truy cập ngày 01-11- 2014]
15. Thanh Hà, Quốc hội xem xét phê chuẩn Công ước chống tra tấn của Liên
hợp quốc, Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam, http://vov.vn/chinh-tri/quoc-hoi-xem-xet-
phe-chuan-cong-uoc-chong-tra-tan-cua-lhq-359846.vov, [truy cập ngày 01-11-2014]
16. Thu Hằng, Bảo đảm quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người bị tạm giữ, tạm giam , Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30111&cn_id=61398 4, [truy cập ngày 25-10-2014]
17. Trần Hồng Phong, Tạm giam đang bị lạm dụng?,
http://dandensg.blogspot.com/2014/04/tam-giam-ang-bi-lam-dung.html, [truy cập ngày
25-10-2014]
18. Trần Ngọc Đường, Quyền con người quyền công dân trong Hiến pháp
2013, Báo điện tử Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
http://baodientu.chinhphu.vn/Gop-y-Hien-ke/Quyen-con-nguoi-quyen-cong-dan-trong-
Hien-phap-2013/191865.vgp, [truy cập ngày 26-10-2014]
19. Trần Thị Ngọc Quỳnh, Quyền bào chữa của người bị bắt, người bị tạm giữ,
bị can, bị cáo trong bản Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam và một số giải pháp để thực hiện tốt quyền bào chữa của những người tham gia tố tụng, Báo điện tử Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng, http://vienkiemsathaiphong.gov.vn/index.php/home/detail/1048/Quyen-bao-chua-cua-
73
nguoi-bi-bat--nguoi-bi-tam-giu--bi-can--bi-cao-trong-cac-ban-Hien-phap-cua-nuoc-C, [truy cập ngày 26-10-2014]
20. Trích: Nguyễn Minh Sơn, Tạm giam bằng suy đoán có tội?, Báo điện tử
Tuoitre.vn, http://www.vanly.com.vn/vi/tin-tuc-su-kien/tam-giam-suy-doan-co-toi, [truy cập ngày 25-10-2014]
21. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Kiểm sát việc thực hiện chế độ đối với