Sửa đổi các quy đinh về tạm giam trong bộ luật Bộ Tố tụng hình sự năm

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo đảm quyền con người của người bị tạm giam trong pháp luật quốc tế và việt nam (Trang 68 - 70)

5. Bố cục của đề tài

2.4.1Sửa đổi các quy đinh về tạm giam trong bộ luật Bộ Tố tụng hình sự năm

2003

2.4.1.1 Căn cứ tạm giam

Để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn và đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp về xác định rõ căn cứ tạm giam, tiếp thu hạt nhân hợp lý trong các loại ý kiến, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài, đặc biệt là xuất phát từ thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử, kiến nghị xác định rõ hơn về căn cứ tạm giam theo hướng vừa căn cứ vào loại tội phạm, vào lỗi, chính sách hình sự và yêu cầu của việc ngăn chặn tội phạm, xử lý vụ án; cụ thể như sau:

Tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội do cố ý mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm và có căn cứ cho rằng nếu không tạm giam họ có thể trốn hoặc gây cản trở hoạt động điều tra, truy tố, xét xử hoặc cỏ thế tiếp tục phạm tội.

Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị tạm giam nếu phạm tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, tội ít nghiêm trọng do cố ý mà BLHS 2003 quy định hình phạt tù đến 02 năm và có căn cứ cho rằng nếu không tạm giam họ có thể trốn hoặc gây cản trở hoạt động điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.

Đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi thì có thể bị tạm giam nếu phạm các tội do cố ý mà Bộ luật hình sự năm 1999 quy định hình phạt tù trên 02 năm và có căn cứ cho rằng nếu không tạm giam họ có thể trốn hoặc gây cản trở hoạt động điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.

2.4.1.2 Đối tượng bị tạm giam

Từ việc xác định căn cứ tạm giam như nêu trên, tiếp thu tính hợp lý trong các ý kiến, có thể hạn chế áp dụng biện pháp giam đối với một số loại tội phạm mà nếu để bị can, bị cáo ở ngoài xã hội thì họ không bỏ trốn, không cản trở hoạt động điều hoặc tiếp tục phạm tội. Đó là các tội phạm mà BLHS 1999 quy định hình phạt tiền là hình phạt chính, các tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng do vô ý và một số tội phạm khác thuộc nhóm tội phạm về môi trường một số tội phạm thuộc nhóm tội phạm chức vụ và nhóm tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ các cơ quan tư pháp.

Cùng với việc hạn chế tạm giam, cần quy định chặt chẽ căn cứ áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác (quy định chế tài nguời nhận bảo lĩnh khi vi phạm nghĩa vụ đã cam

đoan; chi tiết trình tự, thủ tục và mức tiền phải đặt) nhằm bảo đảm phát huy hiệu lực, hiệu quả các biện pháp ngăn chặn này, góp phần thay thế tạm giam, hạn chế tạm giam.

2.4.1.3 Thẩm quyền quyết định việc tạm giam

Để đơn giản thủ tục, tiết kiệm chi phí tố tụng, phù hợp với thông lệ quốc tế thì việc áp dụng tạm giam trong giam đoạn điều tra, truy tố sẽ do Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát tự mình hoặc trên cơ sở đề nghị của Cơ quan điều tra cùng cấp có quyền ra lệnh tạm giam. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, thì Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa có quyền ra Lệnh tạm giam. Thẩm quyền ra lệnh tạm giam bị cáo tại phiên tòa do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.

THẨM QUYỀN TẠM GIAM

Theo quy định của BLTTHS 2003

Kiến nghị sửa đổi BLTTHS 2003

Điều tra Thủ trưởng, Phó

Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp

Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát tự mình hoặc trên cơ sở đề nghị của Cơ quan điều tra cùng cấp

Truy tố Viện trưởng, Phó

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp Chuẩn bị xét xử - Chánh án, Phó Chánh

án Tòa án nhân đan và Tòa án quân sự các cấp. - Thẩm phán (giữ chức Chánh Tòa, Phó Chánh tòa Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao)

Thẩm phán được phân công Chủ tọa phiên tòa

Tại phiên tòa Hội đồng xét xử Hội đồng xét xử

2.4.1.4 Thời hạn tạm giam

Thứ nhất, đối với thời hạn tạm giam trong trường hợp đồng phạm mà các bị can, bị cáo phạm tội thuộc các loại khác nhau, cho nên thời hạn tố tụng cũng được quy định khác nhau. Nhất trí với hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là trong trường hợp này “thời hạn tạm giam đối với từng bị can không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử đối với tội phạm nặng nhất mà bị can đó bị truy tố”.

63

Thứ hai, cần phải hoàn thiện quy định về thời hạn tạm giam trong vụ án điều tra, xét xử lại.

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo đảm quyền con người của người bị tạm giam trong pháp luật quốc tế và việt nam (Trang 68 - 70)