5. Bố cục của đề tài
2.3.2.5 Quyền im lặng
Quyền im lặng là một trong những quyền hết sức quan trọng của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo, được pháp luật tố tụng hình sự của nhiều nước trên thế giới ghi nhận. Khi một người bị tình nghi phạm tội, bị bắt, bị tạm giam, tạm giữ, cơ quan điều tra phải thông báo cho họ biết về quyền im lặng cho đến khi có sự hiện diện của luật sư do mình yêu cầu hoặc do cơ quan tiến hành tố tụng chỉ định (khi họ không có khả năng
thanh toán phí luật sư). Nếu họ khai báo mà không có mặt luật sư thì lời khai đó sẽ là bằng chứng chống lại họ. Đó là một nguyên tắc tiến bộ, phổ quát trên thế giới nhưng lại chưa được pháp luật tố tụng hình sự nước ta ghi nhận.
Pháp luật Việt Nam chưa từng chính thức có quy định về “quyền im lặng” nhưng pháp luật tố tụng hình sự cũng đã có những quy định gián tiếp thể hiện một số nội dung của quyền này. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về các quyền của người bị buộc tội, người bào chữa không làm phát sinh nghĩa vụ tương ứng của cơ quan, người tiến hành tố tụng, việc vi phạm các quyền đó không làm phát sinh hậu quả pháp lý nào.
Vì thế, nhiều trường hợp, người tiến hành tố tụng vẫn có những biện pháp gây khó khăn cho người bị buộc tội trong việc thực hiện các quyền được quy định, trong đó có quyền không khai báo nếu không tự nguyện. Thậm chí dẫn đến bức cung, dùng nhục hình và dẫn đến oan sai trong hoạt động tố tụng hình sự. Còn khi ra tòa xét xử, những trường hợp bị can, bị cáo không trả lời các câu hỏi của người tiến hành tố tụng thường bị coi là “không ăn năn, hối cải” và phải nhận những mức hình phạt nghiêm khắc hơn.
Như vậy, “quyền im lặng” đã được thừa nhận trong thực tế song do chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng và cơ chế đảm bảo thực thi nên gần như quyền này không được thừa nhận đúng vị trí, vai trò và phần nào làm hạn chế quyền bào chữa của luật sư và quyền được có người bào chữa của bị can, bị cáo, người tạm giữ.
Quyền im lặng sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn cho công lý, cho quyền con người và hoạt động tư pháp. Nó thể hiện ở chỗ công dân khi bị tình nghi và bắt buộc phải khai báo với cơ quan điều tra, họ biết là họ có luật sư, đồng thời họ được luật sư tư vấn một cách hợp pháp. Khi đó lời khai của họ sẽ công bằng, khách quan hơn, hiện tượng phản cung sẽ giảm đi rất nhiều, hiện tượng mớm cung, bức cung và nhục hình cũng sẽ giảm đi vì khi có những hiện tượng đó họ sẽ báo cho luật sư biết ngay.
Hiện nay trong quá trình sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã kiến nghị cần ghi nhận quyền này nhưng cần điều chỉnh cho phù hợp với mô hình tố tụng hình sự và đặc điểm lịch sử cụ thể sự vận hành hệ thống tư pháp của nước ta. Cụ thể, cùng với việc xác định quyền tự bào chữa và nhờ luật sư và người khác bào chữa đã được quy định trong Hiến pháp, điều quan trọng nhất hiện nay là khi bắt giữ, tạm giam người bị tình nghi phạm tội, cơ quan điều tra và điều tra viên phải thông báo và lập biên bản, giải thích quyền này cho người bị bắt, tạm giữ, tạm giam và tạo điều kiện cho luật sư tiếp cận ngay từ đầu để trợ giúp pháp lý cho họ. Trên cơ sở đó, luật sư phải được chủ động gặp, trao đổi và tư vấn cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, được quyền thu thập và hỗ trợ thu thập chứng cứ nhằm chứng minh sự vô tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
61