Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của người bị tạm giam

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo đảm quyền con người của người bị tạm giam trong pháp luật quốc tế và việt nam (Trang 39 - 41)

5. Bố cục của đề tài

2.2.1.3 Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của người bị tạm giam

Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của con người nói chung, của người bị tạm giam nói riêng là một trong những giá trị của con người cần được bảo đảm ở mức cao nhất. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể có mối quan hệ chặt chẽ với tự do cá nhân của

con người. Theo Đại từ điển tiếng Việt, “tự do là quyền được sống và hoạt động xã hội

theo ý nguyện của mình, không bị cấm đoán, ràng buộc, xâm phạm”26

. Khi con người bị xâm phạm về thân thể, tức là tự do cá nhân của người đó bị xâm phạm. Khoản 1, Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực,

33

truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.27

Điều 6 BLTTHS 2003 quy định: không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc giam giữ người phải đúng pháp luật.

Nghiêm cấm mọi hành vi truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân. Điều đó nói lên rằng, con người thực sự được tôn trọng, được Đảng và Nhà nước quan tâm về mọi mặt, trong đó quyền tự do thân thể của công dân được tôn trọng và bảo đảm một cách tuyệt đối, không ai được xâm phạm đến quyền đó của công dân.

Việc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của người bị tạm giam trong tố tụng hình sự được thực hiện bằng những biện pháp và phương tiện sau đây:

Thứ nhất, thừa nhận, tuân thủ và bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể của con người nói chung, của người bị tạm giam nói riêng là nghĩa vụ của Nhà nước.

Thứ hai, nghiêm cấm việc giam giữ người trái pháp luật. Pháp luật quy định hệ thống các biện pháp bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của con người. Việc tạm thời hạn chế quyền tự do thân thể của người bị tạm giam chỉ được tiến hành khi có căn cứ, điều kiện được pháp luật quy định cụ thể.

Thứ ba, việc giam người phải được thực hiện theo trình tự, thủ tục tố tụng hình sự, chịu sự giám sát chặt chẽ của Tòa án, Viện kiểm sát.

2.2.1.4 Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người bị tạm giam

Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của con người nói chung, của người bị tạm giam nói riêng là những giá trị cao quý của con người trong xã hội hiện đại. Chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của con người là những vấn đề thuộc bí mật đời tư, được Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở và quyền được bảo đảm bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín là những quyền tự do cá nhân, có mối quan hệ hữu cơ, gắn liền với quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Khoản 2, Điều 22 Hiến pháp năm 2013 quy định:

“Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý”.28

27

Nguyễn Văn Dương, Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, Báo điện tử Rubic Law,

http://rubiclaw.vn/quyen-bat-kha-xam-pham-ve-than-the-cua-cong-dan, [truy cập ngày 17-11-2014]. 28Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Điều 22, khoản 2.

Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.

Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật.

Việc khám xét chỗ ở, việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật.

Chỗ ở là nơi sinh hoạt, vui chơi, giải trí, hưởng hạnh phúc riêng của con người. Vì vậy, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác, nếu không được người đó đồng ý hoặc được pháp luật cho phép.

Thư tín, điện thoại, điện tín chứa đựng những nội dung bí mật về cuộc sống, tình cảm riêng tư của con người. Vì vậy, không được tự ý bóc thư, điện tín hoặc nghe điện thoại của người khác, nếu không được người đó đồng ý hoặc được pháp luật cho phép.

Việc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn, và bí mật thư tín, điện

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo đảm quyền con người của người bị tạm giam trong pháp luật quốc tế và việt nam (Trang 39 - 41)