Bảo đảm quyền được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tà

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo đảm quyền con người của người bị tạm giam trong pháp luật quốc tế và việt nam (Trang 38 - 39)

5. Bố cục của đề tài

2.2.1.2 Bảo đảm quyền được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tà

sản của người bị tạm giam

Con người là vốn quý nhất của xã hội, là đối tượng hàng đầu được pháp luật nói chung, pháp luật tố tụng hình sự nói riêng bảo vệ. Tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản là những giá trị xã hội cao nhất được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Bảo vệ con người trước hết là bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của họ, vì đó là những vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với con người.

Điều 19 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người

được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”. Người bị tạm giam là những người bị nghi thực hiện tội phạm, đối với họ chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Xét về mặt pháp lý, họ chưa bị coi là người phạm tội, nên họ hoàn toàn được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản như những công dân khác trong xã hội. Mặc khác, cho dù sau này, họ có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật, thì do họ là con người, cho nên, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người bị tạm giam trong tố tụng hình sự được thực hiện bằng những biện pháp và phương tiện sau:

Thứ nhất, quy định quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác.

Thứ hai, nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm trái pháp luật tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của con người nói chung, của người bị tạm giam trong tố tụng hình sự nói riêng. Mọi hành vi trái pháp luật xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của con người nói chung, của người bị tạm giam nói riêng, đều bị xử lý theo pháp luật.

Thứ ba, hoạt động tố tụng hình sự phải được tiến hành trên cơ sở tôn trọng và bảo đảm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của con người nói chung, của người

bị tạm giam trong tố tụng hình sự nói riêng. Việc tạm thời hạn chế quyền nói trên chỉ có thể được tiến hành trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật.

Thứ tư, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có trách nhiệm áp dụng những biện pháp, phương tiện cần thiết theo quy định của pháp luật để bảo đảm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người bị tạm giam trong tố tụng hình sự và người thân thích của họ.

Những biện pháp bảo hộ của pháp luật đối với thân nhân và tài sản của người bị tạm giam được quy định tại Điều 90 BLTTHS 2003 như sau:

“1. Khi người bị tạm giữ, tạm giam có con chưa thành niên dưới 14 tuổi hoặc có người thân thích là người tàn tật, già yếu mà không có người chăm sóc, thì cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh tạm giam giao những người đó cho người thân thích chăm nom. Trong trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam không có người thân thích thì cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh tạm giam giao những người đó cho chính quyền sở tại chăm nom.

2. Trong trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam có nhà hoặc tài sản khác mà không có người trông nom, bảo quản thì cơ quan ra quyết tạm giữ, lệnh tạm giam phải áp dụng những biện pháp trông nom, bảo quản thích đáng.

3. Cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh tạm giam thông báo cho người bị tạm giữ, tạm giam biết những biện pháp đã được áp dụng.”

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 260 BLTTHS 2003 người bị kết án có quyền gặp

người thân thích trước khi thi hành án: “Trong trường hợp người bị kết án đang bị tạm

giam thì theo yêu cầu của người thân thích người bị kết án, cơ quan Công an phải cho phép người bị kết án gặp người thân thích trước khi thi hành án. Ban giám thị trại giam phải thông báo cho gia đình người bị kết án biết nơi người đó chấp hành hình phạt”.

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo đảm quyền con người của người bị tạm giam trong pháp luật quốc tế và việt nam (Trang 38 - 39)