5. Bố cục của đề tài
2.3.1.3 Thẩm quyền quyết định việc tạm giam
Theo Điều 80 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 có đến 09 đối tượng người có thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam, gồm: Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quâm sự các cấp; Chánh án, Phó Chánh Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp; thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó chánh toà Toà phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao; Hội đồng xét xử của Toà án các cấp; Thủ trưởng, Phó Thủ truởng Cơ quan điều tra các cấp (Lệnh tạm giam của những người có thẩm
53
quyền trên phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành). Do nhiều người có thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam và quyết định áp dụng tạm giam, dẫn đến việc tạm giam trong thực tiễn thiếu chặt chẽ, vi phạm quyền tự do của công dân và thiếu công bằng khi xử lý trách nhiệm trong trường hợp xảy ra oan, sai.
Khi bàn về thực hiện chủ trương “Thu hẹp đối tượng người có thẩm quyền quyết định việc áp dụng biện pháp tạm giam” theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, đa số các ý kiến tán thành phải hạn chế người có thẩm quyền ra lệnh tạm giam và hạn chế người có thẩm quyền quyết định việc tạm giam; tuy nhiên, hạn chế như thế nào có loại ý kiến.
Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, vì tạm giam là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất, tạm thời tước tự do của công dân nên khi áp dụng thì cần phải được kiểm soát chặt chẽ bởi một cơ quan thực hiện chức năng xét xử, không nên giao cho cơ quan thực hiện chức buộc tội vì họ dễ lạm dụng lệnh tạm giam để thuận lợi cho công tác điều tra, truy tố. Theo đó, nên để Toà án mà cụ thể là Thẩm phán có quyền quyết định tạm giam trong cả giai đoạn điều tra, truy tố theo đề nghị của Viện kiểm sát như ở một số nước.
Loại ý kiến thứ hai cho rằng, để kịp thời ngăn chặn tội phạm và tránh định kiến thì vẫn để Viện kiểm sát quyết định áp dụng tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố và Toà án trong giai đoạn xét xử; tuy nhiên, để thu hẹp người có thẩm quyền quyết định tạm giam thì không nên để cả người có chức vụ và người có chức danh trong Toà án đều có quyền quyết định tạm giam như hiện nay.
Thực chất hiện nay ở nước ta, Cơ quan điều tra ra lệnh tạm giam và đề nghị Viện kiểm sát xét phê chuẩn tức là Cơ quan điều tra không có thẩm quyền quyết định tạm giam. Tuy nhiên, vì Cơ quan điều tra ra lệnh trước và sau đó Viện kiềm sát xét phê chuẩn đã làm cho xã hội hiểu rằng, Viện kiểm sát làm một việc đã rồi và thực tế có những trường hợp không cần thiết phải bắt tạm giam, tạm giam nhưng Viện kiểm sát vẫn phê chuẩn lệnh bắt tạm giam, lệnh tạm giam của Cơ quan điều tra. Đồng thời thủ tục này vừa rườm rà, vừa gây tốn kém chi phí tố tụng (vừa cỏ văn bản đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn kèm theo lệnh bắt để tạm giam hóặc lệnh tạm giam), vừa không phù hợp với xu hướng chung của nhiều nước.