Bảo đảm quyền của người bị tạm giam sau giai đoạn xét xử

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo đảm quyền con người của người bị tạm giam trong pháp luật quốc tế và việt nam (Trang 35 - 36)

5. Bố cục của đề tài

2.1.3 Bảo đảm quyền của người bị tạm giam sau giai đoạn xét xử

Sau khi xét xử, bản án có hiệu lực pháp luật người phạm tội phải chấp hành bản án do toà án tuyên. Ở giai đoạn này, các văn kiện pháp lý về bảo đảm quyền con người trong quản lý tư pháp đề cao vai trò, trách nhiệm của nhà tù, cán bộ trại giam. Theo đó, việc giam tù và các biện pháp khác đưa đến tách một người phạm tội ra khỏi thế giới bên ngoài là một nỗi khổ vì nó tước bỏ quyền tự do của người đó. Vì vậy, nguyên tắc áp dụng cho các loại tù nhân chịu án, theo Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về đối xử với tù nhân năm 1955, quy định:

Hệ thống nhà tù, trừ trường hợp lấy đi chính đáng hay để duy trì kỷ luật, phải không được làm trầm trọng thêm nỗi đau vốn có và mục đích và lý do kết án tù hay bất kỳ một biện pháp tương tự nào khác tước bỏ tự do chính là để bảo vệ xã hội chống lại tội ác.

Mục đích và lý do kết án tù chỉ có thể đạt được nếu thời gian ngồi tù, trong khả năng lớn nhất, đảm bảo được rằng khi người phạm tội trở về với xã hội thì người đó không chỉ sẵn sàng mà còn có khả năng sống một cuộc sống tuân theo pháp luật và tự lực.

Để đạt được mục đích này, nhà tù phải sử dụng tất cả các sức mạnh cứu chữa, giáo dục đạo đức, tinh thần và những sức mạnh khác cùng các hình thức giúp đỡ thích hợp hiện có, đồng thời cố gắng áp dụng chúng đối với yêu cầu đối xử với từng cá nhân tù nhân.

Nhà tù phải tìm cách giảm đến mức thấp nhất những khác biệt giữa cuộc sống trong tù với cuộc sống tự do vốn có, tôn trọng nhân phẩm của họ với tư cách là con người.

Việc đối xử với tù nhân không phải là loại trừ họ ra khỏi cộng đồng, mà tạo điều kiện cần thiết nhằm bảo đảm cho tù nhân có sự trở về dần dần với đời sống xã hội.

Quan tâm về mặt tín gưỡng; đề cao giáo dục dạy nghề và hướng nghiệp, tham vấn công ăn việc làm, phát triển thể lực, đạo đức,... phù hợp với nhu cầu cá nhân của tù nhân, có tính đến lý lịch tư pháp của họ,... nhằm không tạo ra khoảng cách quá lớn khi trở về với xã hội.

Lao động trong nhà tù không được tạo ra và mang tích chất khổ sai; giáo dục nhất là cho những tù nhân mù chữ, tù nhân là người chưa thành niên là công việc bắt buộc; đồng

29

thời chú ý duy trì và cải thiện quan hệ xã hội hiện tại và sau này như quan hệ giữa tù nhân với gia đình vì lợi ích tốt nhất cho cả hai bên.

Như vậy, chuẩn mực pháp lý quốc tế bảo đảm quyền con người của người bị tạm

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo đảm quyền con người của người bị tạm giam trong pháp luật quốc tế và việt nam (Trang 35 - 36)