giam trong tố tụng hình sự
Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Về mặt chính trị, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam, bị can, bị cáo đáp ứng yêu cầu của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với việc bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm dân chủ, xét xử đúng người đúng tội, đúng pháp luật, không để bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam, bị can, bị cáo là sự thể hiện rõ nhất bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nhà nước của dân, do dân và vì dân, trong đó việc tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được đặt lên hàng đầu. Việc ghi nhận và thực hiện bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam thể hiện sự tôn trọng và bảo đảm thực hiện có hiệu quả các quyền con người trong lĩnh vực tư pháp một lĩnh vực nhạy cảm được xã hội chú ý.
Nhà nước ban hành bộ luật tố tụng hình sự là việc thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng về tố tụng hình sự, bảo đảm mục tiêu xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; là tạo cơ sở vững chắc cho mọi người tôn trọng, nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện các giá trị xã hội được pháp luật bảo vệ và thừa nhận mà nổi bật trong các giá trị là quyền con người, quyền của người bị tạm giam, bị can, bị cáo.
Đối vối cơ quan tiến hành tố tụng, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam, bị can, bị cáo có ý nghĩa định hướng và chỉ đạo trong lĩnh vực tố tụng hình sự hết sức khó khăn và nhạy cảm, đây là lĩnh vực mà quyền con người dễ bị xâm hại từ phía cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Vì vậy việc nắm vững bản chất và ý nghĩa của việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam sẽ giúp cho người thực thi pháp luật tránh được những sai sót, vi phạm quyền con người. Việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam còn cung cấp cơ sở pháp lý cho việc nhận thức đúng đắn địa vị pháp lý của người bị tạm giam trong tố tụng hình sự để cơ quan tiến hành tố tụng có thái độ khách quan, thận trọng trong việc
GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Triệu Nhựt Giang 23
nhận thức vụ án hình sự, một cách khoa học không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm.
Đối với họat động lập pháp, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam là những giá trị nhân văn có ý nghĩa về mặt phương pháp luận trong việc xây dựng và hoàn thiện các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự về bảo đảm quyền con người nói chung quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam, bị can, bị cáo nói riêng.
Đối với người bị tạm giam, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của họ thể hiện sự an toàn pháp lý của công dân trong mối quan hệ với Nhà nước và xác lập nghĩa vụ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam trong tố tụng hình sự. Nó tạo điều kiện cho người bị tạm giam bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời giúp họ nhận thức rõ trách nhiệm để có thái độ hợp tác tích cực với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện các nghĩa vụ pháp lý của mình. Pháp luật tố tụng hình sự là công cụ hữu hiệu và sắc bén của nhả nước để bảo đảm thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam cũng chính việc ghi nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam trong pháp luật tố tụng hình sự mà pháp luật tố tụng hình sự trở thành phương tiện để người bị tạm giam có điều kiện bảo vệ mình.
GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Triệu Nhựt Giang 24
CHƯƠNG 2.
NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI BỊ TẠM GIAM - CƠ CHẾ BẢO ĐẢM QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI
BỊ TẠM GIAM 2.1. Quyền của người bị tạm giam
2.1.1. Quyền khiếu nại và tố cáo của người bị tạm giam
Quyền khiếu nại và tố cáo là quyền cơ bản của công dân nói chung của người bị tạm giam, bị can, bị cáo nói riêng được ghi nhận trong hiến pháp và Bộ luật tố tụng hình sự. Theo quy định của Điều 30 Hiến pháp 2013 “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Bộ luật tố tụng hình sự đã cụ thể hóa quyền khiếu nại, tố cáo như một nguyên tắc cơ bản của Bộ luật tố tụng hình sự. “Công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại, công dân có quyền tố cáo những việc làm trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự của các cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự hoặc của bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan đó.
Cơ quan có thẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo; thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho người khiếu nại, tố cáo biết và có biện pháp khắc phục. Trình tự, thủ tục và thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo do Bộ luật này quy định”.14
Theo quy định của Điều 31 Bộ luật tố tụng hình sự thì không phải quyết định hay hành vi tố tụng nào của người tiến hành tố tụng điều đúng quy định của pháp luật, theo đó các hành vi bị khiếu nại, tố cáo là những hành vi trái với các quy định của pháp luật. Việc làm trái quy định của pháp luật nói trên có thể là do sự chủ quan vô ý hoặc cũng có thể do sự cố ý của người tiến hành tố tụng. “Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì người bị tạm giam có quyền khiếu nại, tố cáo quyết định, hành vi tố tụng trái với quy định pháp luật của người tiến hành tố tụng. Ngoài ra điều luật còn quy định rõ trách nhiệm trả lời khiếu nại, tố cáo của cơ quan có thẩm quyền. Theo quy định của điều luật đang bình luận, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận, xem xét và giải quyết kịp thời đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo và thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, đồng thời phải áp dụng biện pháp khắc phục việc làm trái pháp luật trong tố tụng hình sự. Bộ luật tố tụng hình sự quy định rõ
GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Triệu Nhựt Giang 25
trình tự, thủ tục và thẩm quyền khiếu nại tố cáo tại Chương XXXV của Bộ luật tố tụng hình sự”.15
Việc thực hiện đúng việc bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo giúp cho người bị tạm giam bảo đảm tốt quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Ngoài ra còn giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng kịp thời phát hiện ra những sai sót của mình trong quá trình tố tụng để kịp thời khắc phục giúp bảo đảm điều tra, xử lý tội phạm, đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật.
2.1.2. Quyền được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự và tài sản của người bị tạm giam của người bị tạm giam
“Con người là vốn quý nhất của xã hội, là đối tượng hành đầu được pháp luật nói chung, pháp luật tố tụng hình sự nói riêng bảo vệ. Tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản là những giá trị xã hội cao nhất được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Bảo vệ con người trước hết là bảo vệ họ, vì đó là những vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với con người”.16
Quyền được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự và tài sản được ghi nhận trong hiến pháp và được cụ thể hóa thành nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự. Theo quy định tại Điều 19 của Hiến pháp 2013 “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.” Điều 20 của hiến pháp 2013 quy định “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Cụ thể hóa Điều 19 và 20 của Hiến pháp luật tố tụng hình sự quy định như một nguyên tắc cơ bản của Bộ luật tố tụng hình sự. “Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản đều bị xử lý theo pháp luật. Người bị hại, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác cũng như người thân thích của họ mà bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, bị
15 Xem: PGS.TS Võ Khánh Vinh: Bình luận Khoa học Bộ luật tố tụng hình sự. Nxb. Công An Nhân Dân. 2006. tr 68
16 Xem: TS. Trần Quang Tiệp: Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự. Nxb.Chính Trị Quốc Gia Hà Nội. tr. 29
GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Triệu Nhựt Giang 26
xâm phạm danh dự, nhân phẩm, tài sản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
phải áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ theo quy định của pháp luật”.17
Theo quy định của Điều 7 bộ luật tố tụng hình sự thì tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản được tôn trọng và được pháp luật tố tụng hình sự bảo vệ. Hoạt động tố tụng hình sự nói chung, hoạt động tạm giam nói riêng được tiến hành trên cơ sở tôn trọng và bảo đảm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự và tài sản của con người nói chung, của người bị tạm giam, bị can, bị cáo nói riêng. Việc hạn chế quyền nói trên chỉ có thể được tiến hành trên cơ sở phù hợp vói quy định của pháp luật.
“Việc bảo đảm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự và tài sản của người bị tạm giam được thực hiện bằng những biện pháp và phương tiện:
Thứ nhất: Quy định quyền được bảo hộ về tính mạng sức khỏe, nhân phẩm, danh dự và tài sản của người bị tạm giam trong hiến pháp và các văn bản pháp luật khác. Thứ hai: Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm mạng sức khỏe, nhân phẩm, danh dự và tài sản của người bị tạm giam, mọi hành vi xâm phạm các quyền nói trên điều bị xử lý theo pháp luật. Thứ ba: Hoạt động tố tụng hình sự phải tiến hành trên cơ sở tôn trọng quyền được bảo hộ về tính mạng sức khỏe, nhân phẩm, danh dự và tài sản của công dân nói chung, người bị tạm giam, bị can, bị cáo nói riêng. Thứ tư: Cơ quan tiến hành tố tụng phải áp dụng những biện pháp và phương tiện cần thiết theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền được bảo hộ về tính mạng sức khỏe, nhân phẩm, danh dự và tài sản của người bị tạm giam, bị can, bị cáo”.18
Mọi hành vi xâm phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự và tài sản của công dân nói chung, người bị tạm giam nói riêng điều bị pháp luật nghiêm cấm và bị xử lý theo pháp luật. Bức cung, nhục hình hay tra tấn hay áp dụng các hành vi đối xử trái pháp luật khác đối với người bị tạm giam là những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, không những dẫn đến oan sai, xâm phạm quyền con người, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan bảo vệ pháp luật mà còn làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước. Điều 6 của Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình” cụ thể theo quy định tại Khoản 4
17 Xem: Quy định tại Điều 7 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
18Xem: TS. Trần Quang Tiệp: Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự. Nxb.Chính Trị Quốc Gia Hà Nội. tr 31
GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Triệu Nhựt Giang 27
Điều 131 thì “Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên bức cung hoặc dùng nhục hình đối với bị can thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 299 hoặc Điều 298 của Bộ luật hình sự”.
Để đảm bảo cho sức khỏe của người bị tạm giam thì trại tạm giam phải được xây dựng một cách hợp lý theo Quy chế tạm giữ tạm giam được ban hành kèm theo nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07-11-1998 được sửa đổi bổ sung theo nghị định 98/2002/NĐ-CP ngày 27-11-2002 của Chính phủ thì “Trại tạm giam được thiết kế, xây dựng kiên cố, có đủ ánh sáng bảo đảm vệ sinh môi trường và sức khoẻ cho người bị tạm giam, tạm giữ, an toàn phòng cháy, chữa cháy, phù hợp với đặc điểm khí hậu của từng địa phương và yêu cầu an toàn của công tác quản lý giam, giữ. Tiêu chuẩn cụ thể của Trại tạm giam do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định”.19
Bên cạnh việc tổ chức về khám chữa bệnh cho người bị tạm giam cũng được quan tâm “Trại tạm giam được tổ chức bệnh xá để khám và chữa bệnh cho người đang bị giam, giữ. Trại tạm giam thuộc Công an thành phố Hà Nội và Công an thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức bệnh viện để khám, chữa bệnh cho người đang bị giam, giữ ở các Trại tạm giam, Nhà tạm giữ theo quy định của Bộ Công an và Bộ Y tế”.20
Chế độ ăn uống cũng như diện tích về không gian tối thiểu của nơi giam giữ cũng được thiết kế phù hợp để không ảnh hưởng đến sức khỏe của người bị tạm giam. “Tiêu chuẩn ăn trong một tháng của một người bị tạm giữ, tạm giam được tính theo định lượng là 15 kg gạo, 0,3 kg thịt và 0,5 kg cá, 0,8 kg muối, 1/2 lít nước chấm, 15 kg rau xanh và 15 kg chất đốt. Trong các ngày lễ, Tết dương lịch (theo quy định của Nhà nước) được ăn thêm gấp 3 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường; trong các ngày Tết nguyên đán được ăn thêm gấp 5 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường. Các tiêu chuẩn nêu trên được tính theo thời giá thị trường ở từng địa phương. Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam có thể hoán đổi định lượng ăn nêu trên cho phù hợp với thực tế và khẩu vị của người bị tạm giữ, tạm giam để bảo đảm họ ăn hết tiêu chuẩn”.21 “Bình quân diện tích tối thiểu nơi giam, giữ đối với người bị tạm giữ, tạm giam là 2m2/1 người, có bệ nằm bằng xi măng hoặc gạch men và có chiếu trải để nằm”.22
19 Xem: Điều 13 Nghị định 89/1998/NĐ-CP. Ban hành quy chế về tạm giữ, tạm giam.
20 Xem: Điều 14 Nghị định 89/1998/NĐ-CP. Ban hành quy chế về tạm giữ, tạm giam.
21 Xem: Khoản 1 Điều 26 của Nghị định 89/1998/NĐ-CP. Ban hành quy chế về tạm giữ, tạm giam.
GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Triệu Nhựt Giang 28
Trong trường hợp người bị tạm giam cũng như người thân thích của họ mà bị đe