Bất cập về quyền suy đoán vô tội của người bị tạm giam

Một phần của tài liệu đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam một số bất cập và giải pháp đề xuất (Trang 69 - 71)

Dù nguyên tắc suy đoán vô tội là một nguyên tắc hiến định (đã được quy định trong hiến pháp và được cụ thể hóa tại điều 9 Bộ luật tố tụng hình sự), theo đó một người chỉ bị coi là có tội khi có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nhưng tâm lý suy đoán có tội, đã bắt là sẽ có tội vẫn khá phổ biến trong hoạt động tố tụng. Trên thực tế thì trong tư tưởng của một số người tiến hành tố tụng thì người bị tạm

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Triệu Nhựt Giang 64

giam đã là người có tội, nên khi thực hiện hoạt động điều tra của mình người tiến hành tố tụng thường dùng mọi biện pháp để buộc người bị tạm giam thừa nhận hành vi phạm tội của mình kể cả bức cung, nhục hình…

Tạm giam là biện pháp ngăn chặn, nhằm để ngăn chặn hành vi phạm tội, hành vi trốn tránh pháp luật của người thực hiện hành vi phạm tội, bảo đảm cho việc thi hành án (điều 79 Bộ luật tố tụng hình sự). Nhưng thực tế cho thấy tạm giam hiện nay giống như là biện pháp trừng phạt vì nó ảnh hưởng rất lớn đến quyền con người của người bị tạm giam, hạn chế rất nhiều các quyền cơ bản của một công dân. Có trường hợp bị can bị tạm giam thì khuynh gia bại sản, dù sau này bản án tuyên họ vô tội chăng nữa cũng không thể nào bù đắp được thiệt hại của những tháng ngày mất tự do trong chốn trại giam. Nhiều vụ án Tòa đã tuyên án cho bị cáo đúng từng ngày bị tạm giam, điều này làm người ta nghi ngờ về tính chuẩn mực của bản án và cho rằng án tuyên cố tình hợp thức hóa thời gian đã tạm giam. Không khi nào án tuyên phạt tù mà có mức án thấp hơn thời gian bị cáo đã bị tạm giam, chỉ có bằng hoặc cao hơn. Như vậy người ta có quyền nghi ngờ rằng: giả sử bị cáo bị tạm giam thêm một thời gian nào đó nữa Tòa mới xét xử, thì khi xử Tòa cũng “điều chỉnh” mức án bằng thời gian tạm giam? Để hợp thức hóa các vấn đề nói trên các cơ quan tiến hành tố tụng xử dung mọi biện pháp để buộc người bị tạm giam thừa nhận là mình là người đã thực hiện hành vi phạm tội, người tiến hành tố tụng thường có những xu hướng đưa ra những câu hỏi buộc tội có khi những câu hỏi có nội dung đã khẳng định người bị tạm giam đã là người phạm tội và kèm theo đó có thể là những biện pháp mà pháp luật không cho phép nhằm hướng đến mục đích có được lời nhận tội của người bị tạm giam điều này có nghĩa là quyền suy đóa vô tội của người bị tạm giam đã bị vi phạm một cách nghiêm trọng.

Theo tôi để bảo đảm quyền suy đoán vô tội đã đến lúc quy định thêm quyền im lặng cho bị can, bị cáo. Theo đó “bị can, bị cáo có quyền im lặng trước những câu hỏi của người tiến hành tố tụng và những người tam gia tố tụng khác”. Trong những trường hợp bị bắt tạm giam thì người bị tạm giam có quyền im lặng không buộc phải trả lời theo hướng chứng minh là mình vô tội và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng là phải chứng minh tội phạm. Người tiến hành tố tụng không được định kiến trước trong việc thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm để tránh tình trạng thu thập chứng cứ buộc tội một chiều. Mà quyền im lặng, pháp luật hiện hành cũng đã quy định những điều kiện nhất định nhưng chưa đầy đủ. Ví dụ như quy định người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo có quyền có luật sư trong một thời hạn nhất định. Tuy nhiên, trong

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Triệu Nhựt Giang 65

nhiều trường hợp, quyền có luật sư không được thực hiện kịp thời và chỉ sau khi đã có nhiều bản cung trước rồi thì luật sư được mời hoặc được chỉ định mới được tham gia. Điều 31 Hiến pháp quy định rất rõ người bị tạm giữ, bị bắt, bị can, bị cáo có quyền có luật sư, có quyền bào chữa và có quyền nhờ người khác hoặc luật sư bào chữa. Hiến pháp cũng quy định nguyên tắc tranh tụng và cũng quy định nguyên tắc suy đoán vô tội. Với nguyên tắc suy đoán vô tội thì người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo phải được đối xử như người không có tội cho đến khi có bản án buộc tội của tòa án.

Quyền im lặng sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn cho công lý, cho quyền con người và hoạt động tư pháp. Nó thể hiện ở chỗ công dân khi bị tình nghi không bắt buộc phải khai báo với Cơ quan điều tra, họ biết là họ có luật sư, đồng thời họ được luật sư tư vấn một cách hợp pháp. Khi đó thì các biện pháp vi phạm pháp luật mà người tiến hành tố tụng áp để buộc người bị tạm giam thừa nhận hành vi phạm tội sẽ không thể thực hiện được nữa, lời khai của họ sẽ công bằng, khách quan hơn, hiện tượng phản cung sẽ giảm đi rất nhiều, hiện tượng mớm cung, bức cung và nhục hình cũng sẽ giảm đi vì khi có những hiện tượng đó họ sẽ báo cho luật sư biết ngay. Ngoài ra quyền im lặng cũng của người bị tạm giam cũng sẽ làm thay đổi nhận thức “trọng cung hơn trọng chứng” của người tiến hành tố tụng từ đó bảo đảm quyền được suy đoán vô tội của người bị tạm giam tránh trường hợp người tiến hành tố tụng dùng mọi biện pháp buộc người bị tạm giam phải nhận tội.

Một phần của tài liệu đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam một số bất cập và giải pháp đề xuất (Trang 69 - 71)