Khi bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ điều tra thì các quyền con người cơ bản vẫn phải được đảm bảo và tôn trọng. Tuy nhiên, trong thực tế, quyền thăm thân - một quyền cơ bản của người bị tạm giữ, tạm giam vẫn chưa được quy định cụ thể và chưa được đảm bảo thực thi trên thực tế. Theo quy định tại Điều 89 của Bộ luật tố tụng hình sự “Nơi tạm giữ, tạm giam, chế độ sinh hoạt, nhận quà, liên hệ với gia đình và các chế độ khác được thực hiện theo quy định của Chính phủ”. Theo quy định tại khoản 2 Điều 22 của Quy chế về tạm giữ, tạm giam ban hành kèm theo nghị định 89/1998/NĐ-CP ngày 7 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ thì quy định thời gian mỗi lần gặp người thân và người, cơ quan có thẩm quyền quyết định cho gặp người bị tạm giam theo đó “Người bị tạm giam có thể gặp thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác và do cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định. Trưởng nhà tạm giữ, giám thị trại tạm giam quyết định thời gian gặp nhưng không quá một giờ mỗi lần gặp. Nhà tạm giữ, trại tạm giam phải bố trí buồng thăm gặp trong khu vực quản lý của mình để người bị tạm giữ, tạm giam gặp thân nhân trong trường hợp họ được phép. Luật sư, người bào chữa khác được gặp người bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tại buồng làm việc của nhà tạm giữ, trại tạm giam”.
GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Triệu Nhựt Giang 62
Với những quy định chung chung theo kiểu “người bị tạm giữ, tạm giam có thể được gặp thân nhân” (Điều 22 Nghị định số 89/1998 và Nghị định 98/2002) mà không chỉ rõ số lần được gặp thân nhân trong một tháng, thời gian mỗi lần gặp, trường hợp nào được gặp, trường hợp nào thì hạn chế gặp hoặc không được gặp, nhất là từ “có thể” trong quy định này dẫn đến cách hiểu “quyền được gặp thân nhân” chưa hẳn là quyền đương nhiên của người bị tạm giữ, tạm giam mà hoàn toàn do cơ quan thụ lý vụ án quyết định. Thực tế quá trình tham gia tố tụng nhiều vụ án, các Luật sư cũng không mấy khi thấy Tòa án hay Viện kiểm sát giải quyết cho phép thân nhân của bị can, bị cáo được gặp họ trong quá trình truy tố và chuẩn bị xét xử. Và căn cứ vào quy định này, Cơ quan điều tra càng được tùy nghi trong việc có cho người bị tạm giữ, tạm giam được thăm thân hay không, hay cho gặp như thế nào. Thậm chí, quyền thăm thân còn được mang ra trao đổi để buộc người bị tạm giữ, tạm giam và gia đình họ phải chấp nhận những vấn đề có lợi cho hoạt động điều tra... như trường hợp bị can không nhận tội chiếm đoạt, nhưng Cơ quan điều tra yêu cầu viết thư về gia đình đề nghị khắc phục hậu quả thay thì sẽ được gặp gia đình. Do bị giam thời gian dài, không có thông tin với người nhà, nhiều trường hợp bị can đã làm theo yêu cầu của Cơ quan điều tra. Sau này, việc khắc phục hậu quả chính là căn cứ để các cơ quan tiến hành tố tụng buộc tội đối với người bị tạm giam mặc dù họ vẫn không thừa nhận có hành vi phạm tội. Và phần lớn các trường hợp, quyền này bị hạn chế với lý do “để đảm bảo bí mật điều tra, tránh trường hợp thông cung...” do Cơ quan điều tra thường viện dẫn, bất kể người đó bị tạm giam vì nhóm tội liên quan đến xâm phạm an ninh quốc gia hay nhóm các tội phạm thông thường. Nhưng vấn đề khiến nhiều người lo ngại là khi quyền thăm thân càng bị hạn chế thì người bị tạm giữ, tạm giam càng bị cách ly với thế giới bên ngoài, cho dù họ chưa bị Tòa án kết tội. Trong khi đó, ngay cả luật sư cũng còn đang phải vượt không ít rào cản để tiếp cận được thân chủ đang bị tạm giữ, tạm giam. Như vậy, nhiều trường hợp quyền cơ bản của người bị tạm giam bị vi phạm nhưng họ cũng không trông cậy được vào đâu, mà một nguyên nhân là vì quyền thăm thân của người bị tạm giữ, tạm giam chưa được quy định cụ thể và thực hiện trọn vẹn.85
Để “cải thiện quyền thăm thân” cần sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự liên quan đến quyền của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, trong đó có
85 Xem: Báo pháp luật Việt nam: Để người bị tạm giam không cảm thấy bị bỏ rơi, http://baophapluat.vn/su- kien/de-nguoi-bi-tam-giam-khong-cam-thay-bi-bo-roi-167601.html
GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Triệu Nhựt Giang 63
quyền được thăm thân, được người thân chăm sóc, điều trị y tế khi ốm đau, mắc bệnh hiểm nghèo... trong quá trình giam giữ. Cụ thể hóa quyền được thăm thân theo hướng quy định rõ người bị tạm giữ, tạm giam được gặp thân nhân bao nhiêu lần một tháng và thời lượng gặp mỗi lần. Từ thực tế Cơ quan điều tra thường “né” thực hiện nghĩa vụ bảo đảm quyền thăm thân của người bị tạm giữ, tạm giam do lo ngại ảnh hưởng đến hoạt động điều tra, đại diện nhiều gia đình có người thân bị tạm giữ, tạm giam kiến nghị hoặc pháp luật tối đa hóa quyền thăm thân và chỉ hạn chế trong trường hợp có lý do thuyết phục rằng sẽ gây cản trở cho hoạt động điều tra, hoặc ưu tiên hoạt động điều tra và chỉ cho phép người bị tạm giam gặp thân nhân nếu xác định được rằng việc thăm gặp đó không cản trở việc điều tra. Khuyến nghị sửa đổi văn bản dưới luật theo hướng ban hành Nghị định mới chuyên biệt để thi hành chi tiết Bộ luật tố tụng hình sự liên quan đến quyền thăm thân của người bị tạm giam theo hướng cho phép thăm gặp trong thời gian tạm giam bằng chế độ đăng ký, thay vì chế độ cấp phép như hiện nay để quyền thăm thân được thực hiện đúng tinh thần nhân văn của pháp luật. Cũng cần mở rộng đối tượng được đến thăm vì có nhiều người bị tạm giam không còn cha mẹ, chưa có vợ/chồng, con hoặc những người thân này không có điều kiện đến thăm gặp, mà phải nhờ những người có quan hệ ruột thịt khác hoặc bạn bè. Để đảm bảo an ninh, có thể quy định cho người bị tạm giam chỉ định và thông báo với Cơ quan điều tra về người mình cần gặp...
Việc quy định như trên sẽ giúp thân nhân người bị tạm giam không còn phải cạy cục, nhờ vả mới được gặp người bị tạm giam; đặc biệt, khi quyền thăm thân là một trong những quyền con người của người bị tạm giữ, tạm giam thì nếu phải áp dụng các biện pháp bất đắc dĩ để hạn chế quyền tự do của một cá nhân thì phải bảo đảm quyền con người của họ vẫn được bảo đảm tốt nhất trong điều kiện cho phép. Hiện thực hóa quyền thăm thân vừa để bảo đảm tốt nhất quyền con người trong điều kiện cho phép, vừa thể hiện bản chất nhân đạo của Nhà nước đối với những người bị nghi ngờ có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian chờ phán quyết của cơ quan có thẩm quyền.