Quyền được suy đoán vô tội của người bị tạm giam

Một phần của tài liệu đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam một số bất cập và giải pháp đề xuất (Trang 42 - 45)

“Suy đoán vô tội có nghĩa là trong tố tụng hình sự bất cứ ai điều được coi là không có tội cho đến khi không chứng minh được điều ngược lại, tức là chứng minh được người đó có lỗi”.40

Quyền suy đoán vô tội của người bị tạm giam được ghi nhận trong hiến pháp và được pháp luật tố tụng hình sự ghi nhận là một nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự. Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 của Hiến pháp “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. cụ thể hóa khoản 1 Điều 31 của hiến pháp, Bộ luật tố tụng hình sự ghi nhận quyền suy đoán vô tội như một nguyên tắc cơ bản, “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án

37 Xem: Quy định tại khoản 2 và 3 Điều 58 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

38 Xem: Quy định tại Diều 19 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

39 Xem: Các văn kiện quốc tế về quyền con người, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr. 184

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Triệu Nhựt Giang 37

đã có hiệu lực pháp luật”.41 “Nguyên tắc này có ý nghĩa pháp lý và đạo đức sâu sắc, bởi lẽ nó là giả định được coi là chân lý chừng nào giả định đó chưa được chứng minh ngược lại. Nguyên tắc này được thừa nhận trên cơ sở thừa nhận rộng rãi quy phạm đạo đức là mỗi con người vốn được suy đoán là người lương thiện đến khi nào anh ta chưa bị coi là người không lương thiện”.42 Trong hệ thống cơ quan Nhà nước nói chung, cơ quan tư pháp hình sự nói riêng thì chỉ có Tòa án mới có chức năng xét xử. Điều đó có nghĩa rằng chỉ có Tòa án mới có quyền kết tội một người nào đó và quyết định hình phạt đối với người đó trên cơ sở xem xét, đánh giá chứng cứ một cách khách quan, toàn diện và chính thức tại phiên tòa xét xử.

Bảo đảm quyền suy đoán vô tội của người bị tạm giam, bị can, bị cáo được thực hiện bằng các biện pháp và phương tiện: “Thứ nhất: ghi nhận và quy định những nội dung của quyền được suy đoán vô tội trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác. Thứ hai: quy định nghĩa vụ của của cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân trong việc bảo đảm quyền suy đoán vô tội của người bị tạm giam và phải có thái độ đối xử với họ như các công dân khác trong xã hội khi họ chưa có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật”.43

Quyền được suy đoán vô tội của người bị tạm giam bao hàm những nội dung: “Thứ nhất: người bị tạm giam, bị can, bị cáo không bị coi là có tội khi chưa có bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án theo đúng trình tự thủ tục do pháp luật tố tụng quy định. Thứ hai: trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng, người bị tạm giam, bị can, bị cáo có quyền chứng minh mình vô tội nhưng không buộc phải chứng minh”.44 “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị

41 Xem: Quy định tại Điều 9 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

42 Xem: PGS.TS. Võ Khánh Vinh: Bình Luận Khao Học Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự. Nxb. Công An Nhân Dân , 2006, tr 25

43 Xem: TS. Trần Quang Tiệp. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự. Nxb.Chính Trị Quốc Gia Hà Nội. tr 42

44Xem: : TS. Trần Quang Tiệp. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự. Nxb.Chính Trị Quốc Gia Hà Nội. tr 41

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Triệu Nhựt Giang 38

cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”.45 Quá trình giải quyết vụ án hình sự thông qua các giai đoạn khác nhau, nhưng các giai đoan đó điều có mục đích chung là xác định sự thật của vụ án là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt toàn bộ quá trình giải quyết vụ án hình sự. Trong quá trình tiến hành tố tụng Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải áp dụng biện pháp hợp pháp, tức là biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ. Thứ ba: Mọi nghi ngờ về hành vi phạm tội của người bị tạm giam, bị can, bị cáo, nếu không bị loại trừ theo trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định, thì phải được giải thích theo hướng có lợi cho họ. Thứ tư: bản án, kết tội của Tòa án không được dựa trên căn cứ giả định mà phải dựa trên kết quả điều tra và chứng cứ thu thập trên thực tế. Bốn nội dung trên của quyền suy đoán vô tội có quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất.

Việc bảo đảm quyền suy đoán vô tội tác động đến toàn bộ hoạt động tố tụng hình sự tránh làm oan người vô tội và gạt bỏ định kiến và khuynh hướng buộc tội một chiều của người tiến hành tố tụng đối với người bị tạm giam, bị can, bị cáo, là nguyên nhân chính dẫn đến oan sai. “Việc kết án oan một người của Tòa án thường bắt nguồn từ khuynh hướng buộc tội một chiều của cơ quan tiến hành tố tụng, khi có nghi ngờ về hành vi phạm tội của bị can, bị cáo thì không áp dụng mọi biện pháp cần thiết để làm rõ hoặc khi không làm rõ được thì lại không giải thích theo hướng có lợi cho họ. Khuynh hướng buộc tội một chiều còn ảnh hưởng đến đến việc nhận thức lời khai của bị can, bị cáo. Cần thấy rằng lời khai của bị can, bị cáo là một nguồn chứng cứ trong tố tụng hình sự kể cả trong trường hợp bị can, bị cáo không nhận tội chứ không phải lúc nào bị can, bị cáo nhận tội thì lời khai đó mới có giá trị chứng cứ. Khuynh hướng buộc tội một chiều không phải chỉ do nguyên nhân vô ý của người tiến hành tố tụng, mà trong không ít trường hợp còn do sự cố ý vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền trong tố tụng hình sự. Cần thấy rằng, xét về mặt tâm lý người tiến hành tố tụng khó có thể nhận thấy bị can là người vô tội, nhất là trong trường hợp bị can nhận tội. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, suy nghĩ của Điều tra viên , Kiểm sát viên, Thẩm phán về việc bị can, bị cáo phạm tội thường được khẳng bởi bản án kết tội của Tòa án. Lối tư duy đồng nhất bị can, bị cáo với người phạm tội là rất nguy hiểm cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, bởi lẽ nó rời xa nguyên tắc suy đoán vô tội. Khuynh

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Triệu Nhựt Giang 39

hướng buộc tội một chiều còn vi phạm nguyên tắc xem xét vụ án một cách khách, đầy đủ, toàn diện và chính xác”.46 Theo quy định tại Điểu 66 của Bộ luật tố tụng hình sự “Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và Hội thẩm xác định và đánh giá mọi chứng cứ với đầy đủ tinh thần trách nhiệm, sau khi nghiên cứu một cách tổng hợp, khách quan, toàn diện và đầy đủ tất cả tình tiết của vụ án”. Ví dụ như vụ án của ông Bùi Minh Hải ở xã Long Nhân, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, do cơ quan tiến hành tố tụng thu thập được chiếc đồng hồ hiệu seiko ở gần hiện trường vụ án nên đã tình nghi ông là người đã thực hiện hành vi phạm tội giết người, hiếp dâm và cướp tài sản đối với chị Trần Thị Thanh Dung và đã tạm giam ông. Trong khi thời vào khoản thời gian vụ án xảy ra ông Bùi Minh Hải có nhiều người làm chứng là ông không có mặt tại hiện trường, nhưng do xu hướng buộc tội một chiều mà cơ quan điều tra đã bỏ qua các chứng cứ vô tội của ông Bùi Minh Hải dẫn đến trong kết luận của cơ quan tiến hành tố tụng không làm rõ trong khoản thời gian ấy ông đang ở đâu, với ai và làm gì nên đã kết luận ông là người đã thực hiện hành vi phạm tội gây oan sai cho ông.

Một phần của tài liệu đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam một số bất cập và giải pháp đề xuất (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)