Quyền thăm thân của người bị tạm giam

Một phần của tài liệu đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam một số bất cập và giải pháp đề xuất (Trang 47 - 48)

Quyền thăm thân của gia đình, người thân của người đang bị tạm giam là quyền con người, cần phải được quy định chặt chẽ, rõ ràng để khi buộc phải áp dụng các biện pháp bất đắc dĩ để hạn chế quyền tự do của một cá nhân thì quyền con người luôn được bảo đảm một cách tốt nhất.

Trước khi Tòa án tuyên một bản án có hiệu lực pháp luật rằng một người có phạm tội hay không và nếu có tội thì có đến mức phải cách ly khỏi đời sống xã hội hay không, thì người bị tạm giữ, tạm giam vẫn phải được hưởng các quyền công dân tối thiểu khác mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động tố tụng đó. Tuy nhiên, pháp luật tố tụng hình sự hiện hành mới chỉ có quy định về quyền được thăm thân của phạm nhân, còn đối với người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, trong Bộ luật tố tụng hình sự quy định chưa rõ ràng về quyền này của họ. “Nơi tạm giữ, tạm giam, chế độ sinh hoạt, nhận quà, liên hệ với gia đình và các chế độ khác được thực hiện theo quy định của Chính phủ”.50 Các cơ quan chức năng quản lý các nhà tạm giữ, trại tạm giam có quyền và nghĩa vụ bảo đảm thực hiện đầy đủ, đúng pháp luật chế độ đối với người bị tạm giam. Cụ thể là chế độ ăn, ở, sinh hoạt, phòng bệnh, chữa bệnh, nhận quà tiếp của gia đình, liên hệ với gia đình và các chế độ khác. Theo điểm c khoản 1 Điều 21 của Quy chế về tạm giữ, tạm giam ban hành kèm theo Nghị định 89/1998/NĐ-CP ngày 7 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ người bị tạm giam được trích xuất để “Cho gặp thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác”. Theo quy định tại khoản 2 Điều 22 của Quy chế về tạm giữ, tạm giam ban hành kèm theo Nghị định 89/1998/NĐ-CP ngày 7 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ thì quy định thời gian mỗi lần gặp người thân và người, cơ quan có thẩm quyền quyết định cho gặp người bị tạm giam theo đó “Người bị tạm giam có thể gặp thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác và do cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định. Trưởng nhà tạm giữ, giám thị trại tạm giam quyết định thời gian gặp nhưng không quá một giờ mỗi lần gặp. Nhà tạm giữ, trại tạm giam phải bố trí buồng thăm gặp trong khu vực quản lý của mình để người bị tạm giữ, tạm giam gặp thân nhân trong trường hợp họ được phép. Luật sư, người bào chữa khác được gặp người bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tại buồng làm việc của nhà tạm giữ, trại tạm giam”. Nếu người bị tạm giam đã hoàn cung chờ xét xử và chấp hành tốt nội quy nhà tạm giữ, trại tạm giam thì họ được xem xét tăng số lần gặp gỡ thân nhân theo

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Triệu Nhựt Giang 42

quy định tại khoản 1 Điều 32 của Quy chế về tạm giữ, tạm giam ban hành kèm theo nghị định 89/1998/NĐ-CP ngày 7 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ “Người bị tạm giữ, tạm giam đã hoàn cung chờ xét xử, chấp hành tốt nội quy nhà tạm giữ, trại tạm giam có thể được xét tăng gấp đôi số lần gặp gỡ thân nhân và tăng gấp đôi số lần được gửi và nhận thư, nhận quà”. Trong trường hợp người bị kết án bị tạm giam thì cơ quan thi hành án chuyển người bị kết án đến trại thành án để thi hành án. Nếu người thân thích của người bị kết án có yêu cầu, thì cơ quan thi hành án phải cho phép người bị kết án gặp người thân thích trước khi trước khi chuyển đến trại giam thành án để thi hành. Ban giám thị trại giam nơi người bị kết án thi hành án có trách nhiệm thông báo cho gia đình người bị kết án biết nơi người đó chấp hành hình phạt. “Trong trường hợp người bị kết án đang bị tạm giam thì theo yêu cầu của người thân thích người bị kết án, cơ quan Công an phải cho phép người bị kết án gặp người thân thích trước khi thi hành án”.51

Quyền được thăm thân của người bị tạm giam chỉ bị hạn chế để phục vụ công tác điều tra nếu những trở ngại về điều tra không còn nữa thì cơ quan tiến hành tố tụng không được diện vẫn lý do mà không cho người thân của người bị tạm giam gặp và thăm họ.

Việc bảo đảm quyền được thăm thân của người bị tạm giam giúp tránh được những trường hợp xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của họ tạo điều kiện để thực hiện tốt các quyền và lợi ích hợp pháp khác. Việc được gặp người thân cũng là một hình thức giúp bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp khác của người bị tạm giam được bảo đảm thực hiện như đã nêu gia đình và người thân của người bị tạm giam nên là một “kênh” giám sát việc bảo đảm quyền và lợi ích của họ được thực hiện trên thực tế.

Một phần của tài liệu đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam một số bất cập và giải pháp đề xuất (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)