Bảo đảm quyền khiếu nại tố cáo của người bị tạm giam

Một phần của tài liệu đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam một số bất cập và giải pháp đề xuất (Trang 56 - 58)

69 Xem: PGS.TS. Võ Khánh Vinh: Bình luận Khoa học Bộ luật tố tụng hình sự. Nxb. Công an nhân dân. 2006. tr 523

70 Xem: Quy định tại Điều 182 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Triệu Nhựt Giang 51

Việc bảo đảm quyền khiếu nại tố cáo là rất quan trọng và thiết yếu trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 bảo đảm quyền khiếu nại tố cáo trong tố tụng hình sự nói chung, trong hoạt động tạm giam nói riêng được coi là nguyên tắc cơ bản và được quy định tại Điều 31 của Bộ luật tố tụng hình sự. Trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, mặc dù vấn đề bảo đảm quyền khiếu nại tố cáo của công dân nói chung, của người bị tạm giam nói riêng được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự nhưng lại chưa có một cơ chế, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo nên người khiếu nại, tố cáo không có khả năng thực hiện quyền mà pháp luật tố tụng đã quy định cho họ. Xuất phát từ những đặc điểm Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Bộ luật tố tụng hình sự quy định riêng một chương – Chương XXXV quy định về thủ tục khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự nói chung, trong hoạt động tạm giam nói riêng.

Về cơ bản, những quy định quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại tố cáo được quy định trong luật khiếu nại tố cáo. Tuy nhiên, quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại tố cáo là người tham gia tố tụng nói chung, người bị tạm giam, bị can, bị cáo nói riêng được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003 tạo cơ sở pháp lý để người bị tạm giam thực hiện quyền của mình trong hoạt động tư pháp, đồng thời nâng cao trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền trong tố tụng hình sự. Khi người bị tạm giam, bị can, bị cáo thực hiện việc khiếu nại thì họ có các quyền: “Tự mình khiếu nại hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khiếu nại; Khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án hình sự; Rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại; Được nhận văn bản trả lời về việc giải quyết khiếu nại; Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”.72 Khi thực hiện việc tố cáo thì người bị tạm giam có các quyền do pháp luật tố tụng hình sự quy định các quyền đó là: “Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền; Yêu cầu giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích của mình; Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo; Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ khi bị đe doạ, trù dập, trả thù”.73

Cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm xem xét và giải quyết khiếu nại tố cáo của người bị tạm giam theo luật định ngoài ra cơ quan tiến hành tố tụng còn phải áp

72 Xem: Quy định tại Điều 326 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Triệu Nhựt Giang 52

dụng các biện pháp do pháp luật quy định để bảo vệ người khiếu nại tố cáo, đảm bảo quyền lợi của họ được tôn trọng và được thực hiện trên thực tế.

Một phần của tài liệu đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam một số bất cập và giải pháp đề xuất (Trang 56 - 58)