Trách nhệm bảo đảm quyền của người bị tạm giam của Cơ quan điều

Một phần của tài liệu đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam một số bất cập và giải pháp đề xuất (Trang 51 - 52)

điều tra

Cơ quan điều tra là một trong những cơ quan tiến hành tố tụng quan trọng trong hệ thống cơ quan tiến hành tố tụng.

Cơ quan điều tra cùng với trại tạm giam là những cơ quan trực tiếp quản lý người bị tạm giam vì vậy Cơ quan điều tra có trách nhiệm hàng đầu trong việc bảo đảm quyền và lợi ích của người bị tạm giam theo quy định của pháp luật.

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì Cơ quan điều tra có trách nhiệm tôn trọng và bảo vệ quyền cơ bản của công dân. Điều 4 của Bộ luật tố tụng hình sự quy định rõ các chủ thể có trách nhiệm bảo đảm các quyền cơ bản của công dân trong các chủ thể đó có: “Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên trong phạm vi trách nhiệm của mình phải tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân”.55

Theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự thì điều tra viên trong hoạt động điều tra của mình có trách nhiệm giải thích và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm, bị can, bị cáo không bị xâm phạm trong hoạt động điều tra. “Điều tra viên là người có nhiệm vụ thi hành lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản”.56 Khi thực hiện hoạt động bắt bị can, bị cáo để tạm giam thì Điều tra viên có trách nhiệm bảo đảm quyền và lợi ích của bị can, bị cáo trong hoạt động bắt.

“Người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và

phải lập biên bản về việc bắt”.57 Còn khi hỏi cung người bị tạm giam thì Điều tra viên

phải giải thích quyền và nghĩa vụ của họ trước khi hỏi cung “Trước khi hỏi cung, Điều tra viên phải đọc quyết định khởi tố bị can và giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này. Việc này phải được ghi vào biên bản”.58

55 Xem: Quy định tại Điều 4 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

56 Xem: Quy định tại điểm d khoản 1 Điều 35 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

57 Xem: Quy định tại khoản 2 Điều 80 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Triệu Nhựt Giang 46

Thủ trưởng cơ quan điều tra là những người có thẩm quyền ra lệnh tạm giam theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 80 nếu các chủ thể này xem xét kỹ những căn cứ và điều kiện tạm giam thì sẽ hạn chế việc xâm phạm quyền của người bị tạm giam trong khi ra lệnh. Thủ trưởng, phó thủ trưởng Cơ quan điều tra có trách nhiệm bảo đảm cho quá trình điều tra vụ án được tiến hành một cách đúng quy định của pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội và bảo đảm quyền và lợi ích của người bị tạm giam, bị can, bị cáo. Để bảo đảm quyền của người bị tạm giam Thủ trưởng Cơ quan điều tra có trách nhiện “Kiểm tra các hoạt động điều tra của Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra và Điều tra viên; Quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra và Điều tra viên; Quyết định thay đổi Điều tra viên; Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra; Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn”.59 “Trong khi tạm giam nếu xét thấy việc tạm giam không cần thiết nữa thì

Một phần của tài liệu đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam một số bất cập và giải pháp đề xuất (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)