Giải quyết khiếu nại tố cáo của người bị tạm giam

Một phần của tài liệu đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam một số bất cập và giải pháp đề xuất (Trang 58 - 60)

Việc giải quyết khiếu nại tố cáo có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo đảm quyền của người bị tạm giam, nó giúp cho cơ quan, người có thẩm quyền kịp thời phát hiện ra những hành vi sai trái của người tiến hành tố tụng kịp thời ngăn chặn và khắc phục những hành vi đó bảo đảm quyền của người bị tạm giam được tôn trọng và bảo vệ.

Người bị tạm giam có quyền khiếu nại hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của họ thì việc giải quyết khiếu nại do người đứng đầu cơ quan giải quyết. “Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Điều tra viên, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra do Thủ trưởng Cơ quan điều tra xem xét, giải quyết trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên do Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Thẩm phán, Phó Chánh án trước khi mở phiên toà do Chánh án Toà án giải quyết trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại”.74 Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng Cơ quan điều tra thì người bị tạm giam có quyền khiếu nại đến Viện kiểm sát cùng cấp theo quy định tại Điều 329. Ngoài ra nếu không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại của Viện Kiểm sát cũng như của Tòa án cùng cấp thì người bị tạm giam có quyền khiếu nại đến Viện kiểm sát và Tòa án cấp trên trực tiếp theo quy định tại Điều 330 và 331.

Để đảm bảo sự khách quan về việc xem xét, cũng như tránh trường hợp nể nang, bao che từ phía cơ quan bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam luật quy định nếu không đồng ý với kết quả giải quyết thì người bị tạm giam có quyền khiếu nại đến cơ quan cấp trên trực tiếp. “Việc khiếu nại liên quan đến những hành vi tố tụng của Thủ trưởng Cơ quan điều tra và các quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra đã được Viện kiểm sát phê chuẩn do Viện kiểm sát cùng cấp giải quyết trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại và khiếu nại liên quan đến hành vi tố

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Triệu Nhựt Giang 53

tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát và Chánh án Tòa án do Viện kiểm sát và Tòa án cấp trên trực tiếp xem xét giải quyết”.75

Việc khiếu nại liên quan đến hành vi tạm giam phải được Viện kiểm sát xem xét và giải quyết ngay nếu không đồng ý thì người bị tạm giam có quyền khiếu nại đến Viện kiểm sát cấp trên. Theo quy định tại Điều 333 Bộ luật tố tụng hình sự “Khiếu nại liên quan đến việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam phải được Viện kiểm sát xem xét, giải quyết ngay. Trong trường hợp cần phải có thời gian để xác minh thêm thì thời hạn giải quyết không được quá ba ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện kiểm sát phải xem xét, giải quyết. Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết cuối cùng”.

Người bị tạm giam có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người tiến hành tố tụng với người đứng đầu của cơ quan tiến hành tố tụng. Ngoài ra để bảo đảm cho quyền tố cáo của họ luật cũng quy định việc tố cáo đối với người đứng đầu cơ quan tiến hành tố tung phải do cơ quan cấp trên của các cơ quan đó giải quyết. Theo quy định tại Điều 337 “Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thuộc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào thì người đứng đầu cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết. Trong trường hợp người bị tố cáo là Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án Toà án thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án cấp trên trực tiếp có trách nhiệm giải quyết. Tố cáo hành vi tố tụng của những người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra do Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố xem xét, giải quyết”.

Ngoài ra luật còn quy định trách nhiệm của người giải quyết khiếu nại, tố cáo để bảo đảm cho quyền lợi của người bị tạm giam. “Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật khiếu nại, tố cáo và thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho người đã khiếu nại, tố cáo biết; xử lý nghiêm minh người vi phạm; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm kết quả giải quyết được thi hành nghiêm chỉnh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Triệu Nhựt Giang 54

quyết của mình. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo mà không giải quyết, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết, giải quyết trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.76 Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo phải kịp thời, nghiêm minh, đúng quy định của pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại, tố cáo phải phục vụ cho quá trình tố tụng được tiến hành một cách nhanh chóng và có hiệu quả. Cơ quan, người có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo không giải quyết, giải quyết không kịp thời, giải quyết trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ mà có thể bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách hiệm hình sự.

Một phần của tài liệu đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam một số bất cập và giải pháp đề xuất (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)