Bất cập về thực tiễn về quyền được bất khả xâm phạm về thân thể của ngườ

Một phần của tài liệu đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam một số bất cập và giải pháp đề xuất (Trang 73 - 76)

khác”. Từ đó việc giam giữ họ sẽ trở nên đúng quy định của pháp luật và đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích của họ.

Việc sữa đổi phân loại tạm giam như trên thể hiện tính nhân văn của Nhà nước ta đối với những người có vấn đề về giới tính đồng thời thể hiện sự cảm thông, đồng cảm, đảm bảo quyền và lợi ích của họ. Khi bị tình nghi là có hành vi phạm tội và cần phải tạm giam thì những người chuyển giới sẽ được tạm giam riêng, tạo cho họ tạm lý được an toàn không phải lo sợ bị xâm phạm về danh dự cũng như nhân phẩm từ phía những người bị tạm giam chung.

3.2 Những bất cập về thực tiễn và đề xuất giải quyết

3.2.2 Bất cập về thực tiễn về quyền được bất khả xâm phạm về thân thể của người bị tạm giam người bị tạm giam

Bắt, tạm giam, tạm giữ là những biện pháp “khởi động” cho một quá trình tố tụng hình sự đối với số phận pháp lý của một công dân. Các biện pháp này có tính “nhạy cảm đặc biệt” bởi chỉ một chút tùy tiện trong áp dụng cũng có thể xâm hại nghiêm trọng đến quyền tự do, quyền được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của con người.

Tạm giam, tạm giữ là quyền riêng có của các cơ quan tiến hành tố tụng. Lạm quyền hay thực thi tùy tiện, vi phạm các quy định của pháp luật Tố tụng Hình sự về việc bắt, giam giữ người vì không có lệnh bắt, không tôn trọng trình tự, thủ tục như không có sự chứng kiến của chính quyền, không lập biên bản khi bắt... tuy chưa phải là hiện tượng phổ biến, nhưng đã xảy ra ở nhiều địa phương, gây nên sự bất bình trong dư luận xã hội, có trường hợp gây ra hậu quả nghiêm trọng, nhiều công dân “tự dưng thành tội phạm”, “mang tiếng bị công an bắt”… thậm chí phải dành cả đời khiếu nại để được minh oan. Ví dụ, “trường hợp oan sai của thầy giáo Nguyễn Minh Hoàng ở huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh. Một lần đi dự tiệc cưới về thầy “chếnh choáng” và bị té ngã bầm tay. Cũng đêm đó xảy ra vụ đánh nhau tại nhà vợ chồng anh Hùng, chị Đôi. Nghe tiếng lộn xộn bà Hum và con trai là anh Đức chạy sang. Một bóng đen dùng gậy phang anh Đức và bà Hum ngất xỉu. Bóng đen cùng đồng bọn bỏ chạy. Anh Hùng bị thương tật 4%, chị Đôi 10%, Bà Hum 10%, anh Đức 8%. Một tuần sau thầy giáo Hoàng được

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Triệu Nhựt Giang 68

mời lên xã. “Tới nơi thấy có đủ cả công an tỉnh, công an huyện, công an xã chờ sẵn, chưa hiểu chuyện gì xảy ra thì thầy nghe tiếng hô: Tên giết người, cướp của hạ vũ khí đầu hàng! Thầy choáng váng, đang nghĩ xem vũ khí của mình là gì thì họ thoăn thoắt cởi hết đồ của thầy... rồi thầy bị đưa lên xe chở thẳng về nơi giam giữ... suốt sáu tháng trong phòng giam thầy mới mang máng hiểu mình bị bắt vì có các yếu tố gần giống với những điều mà các nạn nhân kể lại một cách lộn xộn thiếu thống nhất”... Tại Điều 9 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 quy định “không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”; như vậy, cơ quan Công an thực hiện lệnh bắt nhưng không nói lý do bắt cho thầy Hoàng, việc Công an gọi thầy là “tên giết người cướp của”, cởi hết đồ của thầy là vi phạm pháp luật, xúc phạm nghiêm trọng danh dự nhân phẩm của thầy Hoàng”.88 Trong thực tế, tình trạng tạm giam không đúng đối tượng còn diễn ra, tạm giam cả những trường hợp bị bắt khi phạm tội quả tang những sự việc phạm tội nhỏ, tính chất ít nghiêm trọng hay tạm giam cả những người bị bắt có nơi cư trú rõ ràng và không có hành động, biểu hiện sẽ cản trở việc điều tra thậm chí còn có cả những trường hợp người bị bắt vi phạm không đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Chẳng hạn, “vụ án Dương Thị Nga bị xét xử về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân” ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Theo cơ quan chức năng “căn cứ vào toàn bộ tài liệu có trong hồ sơ vụ án... thấy rằng việc điều tra, thu thập chứng cứ và xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng quận Hoàn Kiếm đã vi phạm nghiêm trọng trình tự, thủ tục tố tụng hình sự và áp dụng chưa đúng quy định của pháp luật về xử lý vụ án. Đồng thời các chứng cứ thu thập chưa đủ căn cứ kết luận Dương Thị Nga là người đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt 200.000 đồng”.89 Sự “ấu trĩ” trong thi hành công vụ của cán bộ công an do nhận thức không đầy đủ về tính chất, vai trò và tầm quan trọng của hoạt động bắt người, tạm giam, tạm giữ cũng như các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành việc bắt, giam, giữ người đã dẫn đến “những sự việc không đáng có”, giảm uy tín của Cơ quan điều tra và các cơ quan tiến hành tố tụng khác, trái pháp luật, xâm hại đến quyền con người, lợi ích hợp pháp của công dân. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bắt người tùy tiện, bắt oan sai, không đúng trình tự thủ tục là do trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ trong các cơ quan tố tụng còn hạn chế, ý thức pháp luật chưa được đề cao.

88Xem: http//www.viet namnet.vn/phongsu/2003/12/4110

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Triệu Nhựt Giang 69

“Báo cáo của các cơ quan tố tụng trung ương, hàng năm vẫn có gần 7% số người bị tạm giữ, tạm giam cuối cùng chỉ bị xử lý hành chính. Về nguyên tắc, người bị tạm giữ, tạm giam chưa phải là tội phạm nên chế độ tạm giữ, tạm giam phải khác với chế độ chấp hành hình phạt tù. Song, “chế độ ăn, mặc cho tù nhân hiện còn cao hơn những người bị giam do tình nghi phạm tội. Người bị tạm giam có hành vi vi phạm nội quy có thể bị áp dụng biện pháp “phạt cùm chân” kéo dài 10 ngày cho người bị tạm giam trong khi phạm nhân vi phạm nội quy thì có thể chỉ bị giam ở buồng kỷ luật... Những quy định “quá nghiêm khắc và không phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp” như vậy theo nhận xét của bà Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khiến tạm giam, tạm giữ càng trở nên lĩnh vực đáng quan tâm hơn bao giờ hết”.90

Như vậy, do nhận thức không đầy đủ về tính chất, vai trò và tầm quan trọng của hoạt động bắt người, tạm giam, tạm giữ cũng như các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết vụ án làm cho việc vận dụng thiếu chính xác dễ dẫn đến những hoạt động tuỳ tiện, trái pháp luật xâm hại đến quyền con người, lợi ích hợp pháp của công dân. Để bảo đảm được quyền con người, quyền công dân trong hoạt động tố tụng, cần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, phải không ngừng bồi dưỡng nâng cao ý thức pháp luật, ý thức chính trị và đạo đức công vụ cho những cán bộ này; thực hiện tốt chế độ báo cáo đối với cơ quan có thẩm quyền và trước nhân dân thông qua cơ quan đại diện của họ tại địa phương (ở mức độ cho phép nếu không làm ảnh hưởng tới việc giải quyết vụ án); đảm bảo cơ chế kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền và của nhân dân. Mặt khác, để nâng cao hiệu quả công tác và bảo đảm được quyền con người, chủ thể tiến hành tố tụng phải nhận thức được rõ ý nghĩa của việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Phải hiểu rằng: áp dụng các biện pháp bắt người, tạm giữ, tạm giam là nhằm bảo vệ trật tự pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, nhưng cần chú ý bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị áp dụng. Bởi vì người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn chưa phải là tội phạm, họ mới chỉ tạm bị hạn chế một số quyền như quyền tự do đi lại, quyền tự do cư trú. Những quyền khác của người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn vẫn phải được bảo đảm và được tôn trọng. Chẳng hạn, quyền bất khả xâm phạm về thân

90 Xem: Bắt, tạm giam, tạm giữ trong tố tụng hình sự quá tải nên vi phạm cũng “không thể khắc phục”. Sở tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh:

http://www.sotuphap.hochiminhcity.gov.vn/tintuc/lists/posts/post.aspx?Source=&Category=&ItemID=2342&Mo de=1

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Triệu Nhựt Giang 70

thể, quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Ngoài ra cần phải xử lý thật nghiêm minh đúng pháp luật các trường hợp bắt người tùy tiện từ đó răng đe các đối tượng lạm quyền trong việc bắt tạm giam người khác.Để họ không còn quan niệm “tạm giam cho dễ điều tra” hoặc quan niệm “quyền trong tay muốn làm gì chả được”.

Một phần của tài liệu đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam một số bất cập và giải pháp đề xuất (Trang 73 - 76)