Bất cập của pháp luật về quyền được thông báo về gia đình

Một phần của tài liệu đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam một số bất cập và giải pháp đề xuất (Trang 65 - 67)

Theo quy định tại Điều 85 của Bộ luật tố tụng hình sự “Người ra lệnh bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho gia đình người đã bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú hoặc làm việc biết. Nếu thông báo cản trở việc điều tra thì sau khi cản trở đó không còn nữa, người ra lệnh bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay” ngoài ra Khoản 4 của Điều 88 “Cơ quan ra lệnh tạm giam phải kiểm tra căn cước của người bị tạm

82 Xem: Giấy chứng nhận bào chữa “điểm nghẽn” cần tháo gỡ. Báo pháp luật thành phố Hồ Chí Minh: http://plo.vn/phap-luat-chu-nhat/giay-chung-nhan-bao-chua-diem-nghen-can-thao-go-335887.html

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Triệu Nhựt Giang 60

giam và thông báo ngay cho gia đình người bị tạm giam và cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị tạm giam cư trú hoặc làm việc biết”.

Với quy định “phải thông báo ngay” nhưng không quy định là bao lâu kể từ thời điểm cơ quan điều tra nhận người bị bắt nên dù tắc trách hay vì lý do nào đó mà cán bộ điều tra không “thông báo ngay” cho gia đình người bị bắt về việc bắt giữ thì cán bộ điều tra cũng hoàn toàn không có vi phạm. Trong khi đó, gia đình người bị tạm giữ, tạm giam càng chậm nhận được thông báo về việc bắt giữ thì người bị tạm giữ, tạm giam càng bị thiệt thòi cả về vật chất, tinh thần và quyền được trợ giúp pháp lý, bào chữa của người bị tạm giam. “Thân nhân của người bị tạm giữ, tạm giam phải được thông tin đầy đủ về việc bắt, giữ người thân của mình nhưng khảo sát cho thấy: Chỉ có 24,5% người nhà của can phạm cho biết họ được thông báo ngay; không thông báo là 28,6%. Số còn lại là nhận được tin báo chậm, thậm chí không được thông báo”.83 Xét về mọi góc độ, quyền biết thông tin về việc bắt người của gia đình người bị bắt là để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đối với người bị bắt. Các quyền và nghĩa vụ đó rất rộng, bao gồm việc thăm thân, mời luật sư bào chữa, giúp khắc phục hậu quả, kể cả việc cung cấp chứng cứ cho cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền... với mục đích giúp đỡ người thân của họ về mặt tinh thần cũng như vật chất trong hoàn cảnh bị tạm giữ, tạm giam. Nhận thấy, thông báo về việc bắt người này trong thực tế các vụ án lại không giống nhau hoặc không được thực hiện đầy đủ, thậm chí hầu như không có gì chứng minh được gia đình người bị bắt đã nhận được thông báo này. Trong một số trường hợp, có một lý do được đưa ra để biện minh cho việc cơ quan chức năng không gửi thông báo bắt giữ đến gia đình người bị bắt là “để giữ tiếng cho gia đình”. Thực tế, rất nhiều trường hợp gia đình người bị tạm giam bỗng nhiên thấy người thân “biến mất”, không biết cơ quan nào bắt, vì sao lại bắt và nếu biết thì cũng không biết bị tạm giam ở đâu. Có những trường hợp người thân phải “vào Nam, ra Bắc” mới biết chính xác nơi người thân mình tạm giam để thăm nuôi. Trong cả quá trình “đi tìm” người nhà đã phải “lần mò” qua từng Cơ quan điều tra, nhiều lần gửi Công văn và có lúc gần như mất hy vọng vì không nhận được hồi âm của cơ quan chức năng.84

83 Xem: Nhiều thủ tục, thiếu cơ chế thực thi. Luatnet Mạng pháp luật Việt nam:

http://luatnet.phapluattp.vn/thong-tin-phap-luat/nhieu-thu-tuc-thieu-co-che-thuc-thi/240/1039?page=71

84 Xem: Kẽ hở khiến quyền người bị tạm giam bị “xà xẽo”. Báo người đưa tin: http://www.nguoiduatin.vn/ke-ho- khien-quyen-nguoi-bi-tam-giam-bi-xa-xeo-a110888.html

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Triệu Nhựt Giang 61

Từ những bất cập trên tôi xin đề xuất bổ xung thêm vào Điều 85 và khoản 4 Điều 88 của Bộ luật tố tụng hình sự thời hạn cụ thể thông báo cho gia đình như: “Người ra lệnh bắt, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo cho gia đình người đã bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú hoặc làm việc biết trong khoản thời gian ba ngày làm việc kể từ ngày bắt”. và “Cơ quan ra lệnh tạm giam phải kiểm tra căn cước của người bị tạm giam và thông báo cho gia đình người bị tạm giam và cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị tạm giam cư trú hoặc làm việc biết trong khoản thời gian ba ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tạm giam”.

Việc quy định như trên sẽ tạo ra sự rõ ràng hơn về việc thông báo không còn tùy tiện như trước nữa theo đó thì cơ quan ra lệnh bắt sẽ có thời hạn ấn định cho việc thông báo về cho gia đình. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để bảo đảm các quyền khác của người bị tạm giam như quyền thăm thân, quyền nhờ người khác bào chữa… và sẽ tạo ra sự tích cự hơn của cơ quan tiến hành tố tụng loại bỏ những cản trở về điều tra xử lý tội phạm.

Một phần của tài liệu đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam một số bất cập và giải pháp đề xuất (Trang 65 - 67)