Trách nhiệm bảo đảm quyền của người bị tạm giam của Viện kiểm sát

Một phần của tài liệu đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam một số bất cập và giải pháp đề xuất (Trang 52 - 56)

giam”.60

Để bảo đảm quyền của người bị tạm giam và kịp thời phát hiện ra những vi phạm về pháp luật tố tụng hình sự theo quy định tại điểm e Điều 6, điểm d Điều 12 và điểm đ Điều 17 của thông tư 28/2014 Bộ công an thì các Cơ quan điều tra phải thanh tra về việc chấp hành về pháp luật tố tụng hình sự trong quản lý giam giữ tại các trại tạm giam, nhà tạn giữ.

2.2.1.2. Trách nhiệm bảo đảm quyền của người bị tạm giam của Viện kiểm sát kiểm sát

Viện kiểm sát nhân dân có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp.

Theo quy định tại điều 4 Bộ luật tố tụng hình sự thì Viện kiểm sát có trách nhiệm tôn trọng và bảo vệ quyền cơ bản của công dân. “Viện Trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát và kiểm sát viên trong phạm vi trách nhiệm của mình phải tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân”.61

59 Xem: Quy định tại Điều 34 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

60 Xem: Khoản 6 Điều 120 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Triệu Nhựt Giang 47

Quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam được pháp luật tố tụng hình sự ghi nhận và bảo đảm thực hiện nên chức năng giám sát và bảo đảm quyền của người bị tạm giam được các cơ quan tiến hành tố tụng bảo đảm bảo thực hiện cũng là một mặt của nhiệm vụ của Viện kiểm sát.

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam cũng như thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của Viện kiểm sát luật tố tụng hình sự quy định trách nhiệm của Viện trưởng Viện kiểm sát phải “Tổ chức và chỉ đạo các hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự; Kiểm tra các hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát và Kiểm sát viên; Quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát và Kiểm sát viên; Quyết định rút, đình chỉ hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới; Quyết định thay đổi Kiểm sát viên; Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát; Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên; Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn; Quyết định phê chuẩn, quyết định không phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra; Quyết định hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra…”.62 Theo khoản 3 của Điều 36 Bộ luật tố tụng hình sự “Khi được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại khoản 2 Điều này”.

Khi thực hiện nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra để thực hiện tốt nhiệm vụ cũng như bảo đảm quyền của người bị tạm giam thì Kiểm sát viên có nhiệm vụ và quyền hạn “Kiểm sát việc khởi tố, kiểm sát các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra; Kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam; Đề ra yêu cầu điều tra; Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát”.63

Bộ luật tố tụng hình sự còn quy định trách nhiệm xem xét và phê chuẩn lệnh tạm giam của Viện kiểm sát đối với Cơ quan điều tra đây là trách nhiệm rất quan trọng.

62 Xem: Điều 36 của Bộ luật tố tụng hình sự 2003

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Triệu Nhựt Giang 48

Viện kiểm sát phải xem xét thật cẩn thận căn cứ để tạm giam cũng như những vấn đề khác để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân “Lệnh tạm giam của những người được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc tạm giam, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Viện kiểm sát phải hoàn trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra ngay sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn”.64

Trong khi tạm giam Viện kiểm sát phải theo dõi việc bảo đảm thực hiện quyền và lợi ích của người bị tạm giam và xem xét những đề xuất của Cơ quan điều tra để kịp thời ra những quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ việc tạm giam “Trong khi tạm giam, nếu xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giam thì Cơ quan điều tra phải kịp thời đề nghị Viện kiểm sát huỷ bỏ việc tạm giam để trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét cần thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác”65. “Sau khi nhận được hồ sơ vụ án Viện kiểm sát có quyền quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn tạm giam”66 nếu xét thấy biện pháp ngăn chặn tạm giam không cần thiết nữa để bảo đảm quyền và lợi ích của người bị tạm giam không bị xâm phạm.

Căn cứ vào Điều 27 của Luật tổ Viện kiểm sát nhân dân khi thực hiện công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, Viện kiểm sát nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây để phát hiện kịp những trường hợp xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam cũng như ra những quyết định để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của họ: “Thường kỳ và bất thường trực tiếp kiểm sát tại nhà tạm giữ, trại tạm giam và trại giam; Kiểm tra hồ sơ, tài liệu của cơ quan cùng cấp và cấp dưới có trách nhiệm tạm giữ, tạm giam; gặp, hỏi người bị tạm giữ, tạm giam về việc giam, giữ; Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc tạm giữ, tạm giam; Yêu cầu cơ quan cùng cấp và cấp dưới quản lý nơi tạm giữ, tạm giam kiểm tra những nơi đó và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát nhân dân; Yêu cầu cơ quan cùng cấp, cấp dưới và người có trách nhiệm thông báo tình hình tạm giữ, tạm giam; trả lời về quyết định, biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật trong việc

64 Xem: Điều 88 của Bộ luật tố tụng hình sự 2003

65 Xem: Khoản 6 Điều 120 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Triệu Nhựt Giang 49

tạm giữ, tạm giam;Kháng nghị với cơ quan cùng cấp và cấp dưới yêu cầu đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, chấm dứt việc làm vi phạm pháp luật và yêu cầu xử lý người vi phạm pháp luật”. Căn cứ Điều 28 Luật Tổ chức Viện kiểm sát năm 2002 thì trong quá trình kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm: “Phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp oan, sai trong tạm giữ, tạm giam; quyết định trả tự do ngay cho người bị tạm giữ, tạm giam; Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm trong việc tạm giữ, tạm giam thì khởi tố hoặc yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố về hình sự”.

Theo Điều 9 của Quy chế kiểm sát giam giữ thì “khi tiến hành kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan, đơn vị và người có trách nhiệm trong việc tạm giữ, tạm giam, trong trường hợp cần thiết Kiểm sát viên gặp và hỏi người bị tạm giữ, tạm giam về việc thực hiện các quy định của pháp luật trong tạm giữ, tạm giam và thi hành án phạt tù, đảm bảo cho việc thực hiện khách quan, toàn diện, đúng quy định pháp luật”.

2.2.1.3.Trách nhiệm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam của Tòa án

Tòa án là cơ quan duy nhất có quyền phán quyết một người là có tội hay không có tội vì vậy hoạt động của Tòa án có ảnh hưởng rất nhiều đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam.

Theo quy định của điều 4 Bộ luật tố tụng hình sự thì Tòa án có trách nhiệm tôn trọng và bảo vệ quyền cơ bản của người bị tạm giam. Các chủ thể trong Tòa án như

“Chánh án, Phó chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân trong phạm vi trách nhiệm của mình phải tôn trọng và bảo vệ cơ bản cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của công dân”.67

Theo quy định tại điều 177 thì Tòa án có quyền áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn sau khi nhận được hồ sơ vụ án. Việc này ảnh hưởng quan trọng đến quyền lợi của người bị tạm giam. “Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, trừ việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án quyết định”.68 “Đối với biện pháp tạm giam, Tòa

67 Xem: Quy định tại Điều 4 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

GVHD: Th.s Mạc Giáng Châu SVTH: Triệu Nhựt Giang 50

án chỉ áp dụng khi có căn cứ quy định tại Điều 88 của Bộ luật tố tụng hình sự. Sau khi nhận hồ sơ vụ án, nếu thấy có căn cứ để tạm giam hoặc có căn cứ thấy rằng việc áp dụng biện pháp tạm giam không cần thiết nữa thì thẩm phán phải báo cáo với Chánh án hoặc Phó chánh án về vụ án và đề xuất việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn tạm giam để chánh án, phó chánh án quyết định. Nếu được sự đồng ý thì Thẩm phán chuẩn bị lệnh để Chánh án hoặc Phó chánh án ký”.69

Các quyết định của Tòa án phải được giao cho người bị tạm giam, người tham gia tố tụng khác và các chủ thể khác để họ biết được những quyết định đó và có những yêu cầu hợp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam. “Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được giao cho bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ và người bào chữa, chậm nhất là mười ngày trước khi mở phiên tòa. Quyết định tạm đình chỉ hoặc quyết định đình chỉ vụ án của Tòa án phải được giao cho bị can, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo; những người khác tham tố tụng thì được gửi giấy báo. Quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định đình chỉ, quyết định tạm đình chỉ vụ án phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp. Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn phải được gửi ngay cho bị can, bị cáo, Viện kiểm sát cùng cấp, trại tạm giam nơi bị can, bị cáo đang bị tạm giam”.70

Ngoài ra thì Tòa án còn phải tuyên bố trả tự do cho người bị tạm giam nếu họ thuộc trường hợp sau đây: “Trong những trường hợp sau đây, Hội đồng xét xử phải tuyên bố trả tự do ngay tại phiên tòa cho bị cáo đang bị tạm giam, nếu họ không bị tạm giam về một tội phạm khác: Bị cáo không có tội; Bị cáo được miễn trách nhiệm hình sự hoặc được miễn hình phạt; Bị cáo bị xử phạt bằng các hình phạt không phải là hình phạt tù; Bị cáo bị xử phạt tù, nhưng được hưởng án treo; Thời hạn phạt tù bằng hoặc

ngắn hơn thời gian bị cáo đã bị tạm giam”.71

Một phần của tài liệu đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam một số bất cập và giải pháp đề xuất (Trang 52 - 56)