Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tuyên quang (Trang 28 - 31)

5. Kết cấu của Luận văn

1.3.2. Các nhân tố chủ quan

1.3.2.1. Cơ cấu tổ chức

Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và đối với ngành ngân hàng nói riêng được thông suốt, đòi hỏi vai trò rất lớn của xây dựng cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp và ngân hàng. Ngân hàng hoạt động tốt hay không tốt, thành công hay không thành công chính là lực lượng nhân sự của nó, lực lượng có lòng nhiệt thành và có nhiều sáng kiến trong công việc. Mọi yếu tố còn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lại: máy móc thiết bị, cơ sở vật chất, công nghệ kỹ thuật đều có thể mua bán, học hỏi, sao chép. Do vậy trong nội bộ doanh nghiệp hay trong ngành ngân hàng thì cơ cấu tổ chức quyết định tới sự thành bại của chính ngân hàng đó. Trong ngân hàng, cơ cấu tổ chức thuộc chức năng chính của nhà quản trị, giúp nhà quản trị đạt được mục đích thông qua nỗ lực của người khác. Ngân hàng có thể đạt được lợi thế cạnh tranh hay không chính là nhờ cơ cấu tổ chức. Vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngân hàng mình, nhà quản trị cần phải xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý phù hợp với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.3.2.2. Năng lực tài chính

Năng lực tài chính của ngân hàng là nguồn lực tài chính của bản thân ngân hàng, là khả năng huy động vốn, hoạt động tín dụng vay và cho vay, đảm bảo khả năng thanh khoản thể hiện ở quy mô vốn, chất lượng tài sản có và khả năng sinh lời... đủ để đảm bảo và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường.

Có thể phân chia năng lực tài chính của ngân hàng thành các nhóm chỉ tiêu như sau: khả năng huy động vốn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, hiệu quả sử dụng vốn, khả năng sinh lời... Thông qua các chỉ tiêu này người ta có thể đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng khác nhau. Việc nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng có vai trò lớn trong sự cạnh tranh của chính bản thân nó.

Một là, nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng đảm bảo yêu cầu tối đa hóa haotj động tín dụng của chính ngân hàng đó bởi thế chỉ tiêu huy động vốn là rất quan trọng đối với quá trình phát triển của ngân hàng. Khi năng lực tài chính của ngân hàng được nâng thì khách hàng sẽ tiếp cận được với nguồn vốn vay một cách thuận lợi, dễ dàng hơn từ đó có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thông qua hoạt động huy động vốn, vì vậy mà ngân hàng huy động được đầy đủ, kịp thời lượng vốn cần thiết đáp ứng nhu cầu của khách hàng sẽ góp phân nâng cao hiệu quả sử dụng vốn góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh cho ngân hàng.

Hai là, việc phân tích năng lực tài chính giúp ngân hàng tăng cường khả năng đối phó với những biến động của nền kinh tế. Sự biến động của nền kinh tế ngày càng tăng khi quy mô hội nhập quốc tế của Việt Nam đã tăng từ cấp khu vực lên toàn cầu. Những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

biến động đó có thể tạo ra cơ hội và cả thách thức không nhỏ với ngân hàng. Khó khăn chính mà các ngâ hàng phải đối mặt là tình trạng thiếu vốn, lãi suất vay và cho vay cao, chính sách tiền tệ, tình hình lạm phát, tốc độ phát triển kinh tế. Vì vậy, việc nâng cao năng lực tài chính là hết sức cần thiết đối với ngân hàng.

1.3.2.3. Năng lực cung ứng dịch vụ

Năng lực cung ứng dịch vụ của các ngân hàng nói chung và khối ngân hàng thương mại nói riêng ngày càng trở nên quan trọng và nó là yếu tố quyết định tới năng lực cạnh tranh của các ngân hàng, chính vì thế năng lực cung ứng dịch vụ chính là năng lực giới thiệu về các sản phẩm và các dịch vụ của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế hiện đại, đồng thời nó cũng là những vấn đề liên quan đến chiến lược đưa những sản phẩm mới ra thị trường trong điều kiện cạnh tranh hiện nay giữa các định chế tài chính.

Như vậy, có thể đưa ra một khái niệm tổng quát năng lực cung ứng dịch vụ bao gồm việc phát triển các sản phẩm hiện có tại ngân hàng và cao hơn thế nữa là việc đưa ra được những chiến lược về sản phẩm mới, các dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Trong điều kiện kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì một trong những việc cần làm trong vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng là nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của chính bản thân nó để có được các sản phẩm tốt nhất tới tay của khách hàng như dịch vụ thẻ, dịch vụ cho vay, dịch vụ tiền gửi, dịch vụ bảo lãnh các giấy tờ có giá....Vấn đề đặt ra chó các doanh nghiệp nói chung và đối với ngành ngân hàng nói riêng là cần nghiên cứu, đưa ra được những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất mà ít rủi ro nhất đem lại lợi nhuận tối đa cho ngân hàng mà giá thành lại hạ, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng để đứng vững trên thị trường cạnh tranh. Các yếu tố này thường bao gồm: yếu tố lao động, máy móc thiết bị, công nghệ, yếu tố nhân lực quản lý tổ chức sản xuất.

1.3.2.4. Năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D)

Năng lực nghiên cứu và phát triển là hoạt động điều tra của một doanh nghiệp nhằm mục đích xem xét khả năng phát triển sản phẩm và quy trình mới nhằm cải tiến sản phẩm và quy trình hiện tại. Hoạt động này được xem là phương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thức trong đó các doanh nghiệp có thể xem xét đánh giá triển vọng tăng trưởng trong tương lai bằng cách phát triển sản phẩm mới hoặc cải tiến, hoàn thiện và mở rộng hoạt động của công ty.

Hoạt động nghiên cứu và phát triển đóng vai trò quan trọng cho sự thành công lâu dài của ngân hàng và nó giúp cho ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Năng lực nghiên cứu và phát triển của ngân hàng càng mạnh thể hiện năng lực cạnh tranh của ngân hàng càng lớn. Bởi hoạt động nghiên cứu và phát triển đòi hỏi tốn rất nhiều chi phí và thường gắn với các ngân hàng có trình độ kỹ thuật, công nghệ cao, nắm trong tay những công nghệ mới, mũi nhọn hàng đầu. Vì vậy có thể nói nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển sẽ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hà

1.3.2.5. Năng lực Marketing

Là khả năng nắm bắt nhu cầu thị trường, khả năng thực hiện chiến lược 4P trong hoạt động Marketing, trình độ nguồn nhân lực Marketing.

Ngân hàng có năng lực Marketing càng mạnh thì khả năng cạnh tranh của ngân hàng càng lớn. Khả năng Marketing của ngân hàng có tác dụng trực tiếp đến hoạt động chính của ngân hàng là vay và cho vay, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, làm tăng doanh thu, tăng thị phần tiêu thụ sản phẩm, nâng cao vị thế cạnh tranh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tuyên quang (Trang 28 - 31)