Kiến nghị đối với Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tuyên quang (Trang 104 - 111)

5. Kết cấu của Luận văn

4.3.4. Kiến nghị đối với Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam

BIDV là cơ quan điều hành, chỉ đạo trực tiếp hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tuyên Quang. Mọi quyết định, đường lối, định hướng phát triển của BIDV đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tuyên Quang. Chính vì vậy, BIDV cần có những tác động cần thiết nhằm hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động qua đó nâng cao năng lực cạnh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tuyên Quang, Cụ thể như sau:

- Đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá BIDV VN để đáp ứng nhu cầu tăng vốn tự có, trong đó, chú trọng việc lựa chọn các cổ đông chiến lược từ các tập đoàn tài chính, ngân hàng nổi tiếng trên thế giới của Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản… Điều này sẽ giúp NH BIDV VN không những tăng năng lực tài chính mà còn có điều kiện tiếp tục hiện đại hoá công nghệ, đổi mới năng lực quản trị điều hành, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,… theo tiêu chuẩn quốc tế và mở rộng kinh doanh trên thị trường quốc tế.

- Tăng mức ủy quyền phán quyết đối với Chi nhánh BIDV Tuyên Quang, giải quyết nhanh nhu cầu khách hàng, tạo thuận lợi tốt nhất cho khách hàng tận dụng các cơ hội kinh doanh nếu có.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Đổi mới cơ bản cơ chế tiền lương và các cơ chế khác theo nguyên tắc hiệu quả kinh doanh gắn liền với chất lượng hiệu quả lao động.

- Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ thông tin đồng bộ trong toàn hệ thống, đảm bảo có khả năng tương thích trong toàn hệ thống NH BIDV VN. Tiếp tục đầu tư& phát triển công nghệ nhằm đáp ứng các tính năng của sản phẩm.

- Đầu tư phát triển hệ thống giao dịch tự động ATM và mạng lưới các điểm giao dịch (POS) nhằm mở rộng nhanh chóng dịch vụ Thẻ Ngân hàng, cả thị trường Thẻ nội địa và Thẻ quốc tế. Đối với thẻ ATM : cho phép số tiền khách hàng rút mỗi lần là 5 triệu đồng, số tiền rút tối đa một ngày là 50 triệu đồng. Thêm các tính năng của máy ATM như có thể nhận tiền mặt.

- Phát hành giấy tờ có giá dài hạn nhằm cơcấu lại nguồn vốn hợp lý hơn và phục vụ mục tiêu kinh doanh từng thời kỳ của BIDV Việt Nam.

- Sớm triển khai trên toàn hệ thống BIDV VN các sản phẩm tiết kiệm: tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm phục vụ du học, tiết kiệm kết hợp bảo hiểm, tiết kiệm điện tử, tiết kiệm sử dụng thẻ ATM, tiết kiểm rút vốn một phần, tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm không cần sổ…

- Tích hợp và khép kín được các sản phẩm dịch vụ Thanh toán- Nhận tiền gửi- Tiết kiệm- Tín dụng & Bảo hiểm.

- Triển khai tiện ích giao dịch được ở nhiều nơi trong hệ thống BIDV VN: gửi tiền một nơi, rút tiền nhiều nơi; vay một nơi, giải ngân nhiều nơi.

- Triển khai làm việc vào sáng thứ bảy trong toàn hệ thống, cạnh tranh về mặt thời gian hoạt động với các NHTM trong và ngoài nước.

- Qui định thống nhất trong toàn hệ thống NH BIDV VN mô hình trụ sở văn phòng tại các Chi nhánh; về ấn chỉ, mẫu biểu chứng từ, các bảng biểu niêm yết.

Kết luận chƣơng 4

Thông qua việc lựa chọn mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M. Porter và việc lựa chọn mô hình SWOT để phân tích năng lực cạnh tranh của chi nhánh BIDV Tuyên Quang từ đó xác định những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội, đe doạ của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chi nhánh để đưa ra một số giải pháp được xếp vào 3 nhóm giải pháp chính : Nhóm giải pháp liên quan đến công tác quản trị; nhóm giải pháp liên quan đến các sản phẩm ngân hàng ; nhóm giải pháp liên quan đến công tác quản trị với mong muốn Chi nhánh BIDV Tuyên Quang sẽ phát triển bền vững, góp phần vào sự phát triển chung BIDV từ đó nâng cao được năng lực cạnh tranh của chi nhánh nói riêng và của BIDV nói chung. Ngoài ra, qua việc đưa ra những giải pháp này, luận văn cũng xin đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan nhà nước và ngành ngân hàng.

KẾT LUẬN

Đứng trước tình hình cạnh tranh quyết liệt trong quá trình hội nhập, việc làm sao để nâng cao năng lực cạnh tranh mang tính thực tiễn và cấp bách đối với BIDV, một trong hai ngân hàng lớn nhất hệ thống, và là NHTMQD sẽ tiến hành cổ phần hóa với tốc độ nhanh.

Để giải quyết vấn đề này, từ những lý luận về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng được đề cập ở chương 1, chương 3 của đề tài đã phân tích từ thực trạng hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tập trung phân tích những điểm yếu, những hạn chế trong năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Tuyên Quang, nêu lên những vấn đề còn tồn tại và xác định nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan của những tồn tại đó. Nguyên nhân của những tồn tại đó xuất phát trước tiên từ bản thân BIDV Tuyên Quang chưa thật sự chú trọng đến vấn đề phải học hỏi từ chính những đối thủ. Chưa có những chính sách, chiến lược phát triển thực sự cụ thể về khách hàng, tín dụng, Marketing, ứng dụng công nghệ…còn rất hạn chế về năng lực tài chính. Và hơn nữa các chiến lược hoạch định để nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh chưa thật sự được chú trọng nhiều.

Kết hợp giữa cơ sở lý luận và thực tiễn, người viết đề xuất một số giải pháp với mong muốn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm thực hiện thành công mục tiêu đề ra của BIDV Tuyên Quang trong thời gian tới cũng như cho sự phát triển bền vững của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong xu thế hội nhập và phát triển, với tiềm lực và thành quả tích luỹ từ 57 năm hoạt động, cùng với những giải pháp đúng đắn và nỗ lực của BIDV, tác giả tin rằng trong tương lai BIDV hoàn toàn có thể trở thành một tập đoàn tài chính - ngân hàng hàng đầu của Việt Nam cung cấp những dịch vụ hiện đại ngang tầm với các ngân hàng phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Do thời gian nghiên cứu ngắn và khả năng hạn hẹp của ngƣời viết nên luận văn không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của Quý Thầy Cô và bạn đọc để luận văn hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Thị Vân Anh (2007)“Chiến lược năng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam góp phần phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập” .

2. Báo cáo thường niên các năm 2011, 2012, 2013 của các NHTM

3. Báo cáo kết quả họat động kinh doanh của BIDV Tuyên Quang năm 2011, 2012, 2013.

4. BIDV (2009), “Hội nghị triển khai ngân hàng bán lẻ ” tập I- II, Hà Nội. 5. BIDV (2011-2013), “Báo cáo thường niên”, Tuyên Quang.

6. Công nghệ Ngân hàng các số năm 2011, 2012,2013.

7. Bạch Thụ Cường (2002), Bàn về cạnh tranh toàn cầu, NXB Thông tấn, Hà Nội. 8. ThS. Trịnh Việt Dũng, Mức độ cạnh tranh trong ngành ngân hàng Việt

Nam (2009).

9. PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Diệp - Phạm Văn Nam (2003), Chiến lược và chính 10. sách kinh doanh, NXB Thống kê.

5. Đại học kinh tế quốc dân (2000), Các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp trong điều kiện hội nhập, Đề tài khoa học cấp Bộ.

11. Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa kỳ

12. Hồ Đức Hùng (1998), Marketing căn bản, NXB Thống kê.

13. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2006), “Khu vực ngân hàng sau khi gia nhập WTO: Kinh nghiệm Malaysia, Thái Lan và thực tiễn Việt Nam”.

14. Michael E.Porter (1998), Competitive Strategy - Techniques for Analyzing Industries and Competitors, The Free Press.

15. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam , Đề án phát triển ngành ngân hàng đến 2015 và định hướng đến 2020, và các bài báo có liên quan tại http://www.sbv.gov.vn

17. TS.Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), Nâng cao sức cạnh tranh của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Lao Động -Xã Hội, Hà Nội.

18. Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2005), Thị trường, chiến lược, cơ cấu : cạnh tranh về giá trị gia tăng, định vị và phát triển doanh nghiệp, NXB TP.HCM.

19. Từ điển Thuật ngữ Kinh tế học (2001), NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 20. Website: http://www.google.com www.bidv.com.vn www.mof.gov.vn www.vietcombank.com.vn www.mpi.gov.vn www.viettinbank.com.vn www.vnexpress.net www.vbard.com.vn www.vneconomy.com.vn www.agribank.com.vn

PHỤ LỤC

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CHI NHÁNH BIDV TUYÊN QUANG

Kính thưa Quý Anh (Chị)!

Chúng tôi đang thực hiện một đề tài nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển chi nhánh Tuyên Quang. Rất mong quý Anh (Chị) dành chút thời gian trả lời bảng câu hỏi dưới đây để giúp chúng tôi hoàn thiện đề tài này.

Phần I: Phát phiếu điều tra đối với nhóm khách hàng của chi nhánh

Câu 1: Anh/ Chị vui lòng đánh giá các yếu tố dưới đây của 5 ngân hàng thương mại: BIDV, Agribank, Vietinbank, Incombank, Dongabank theo thang đo trong bảng dưới đây với các mức độ từ 1 đến 4. Anh/ Chị hài lòng với mức độ nào thì ghi theo quy ước dưới đây vào ô trống.

(1: Yếu, 2: Trung bình, 3: Khá, 4: Tốt)

Các yếu tố đánh giá BIDV Agribank Vietinbank Vietcombank

1. Thương hiệu 2. Đội ngũ nhân viên 3. Thị phần

4. Vốn

5. Chiến lược giá cả 6. Mạng lưới chi nhánh 7. Marketing

8. Sản phẩm đa dạng 9. Công nghệ thông tin 10. Nợ xấu

Câu 2: Anh/Chị đánh giá như thế nào về trình độ chuyên môn và thái độ phục vụ

của nhân viên các chi nhánh: BIDV, Agribank, Vietinbank, Incombank, Dongabank. Anh/Chị vui lòng đánh giá kết quả theo quy ước sau:

- Về thái độ phục vụ: (1: kém, 2: bình thường, 3: Nhiệt tình) - Về trình độ chuyên môn: (1: thấp, 2: trung bình, 3: cao)

Ngân hàng Nội dung đánh giá

Thái độ phục vụ của nhân viên Trình độ chuyên môn của nhân viên

Agribank 1 2 3 1 2 3

Viettinbank 1 2 3 1 2 3

Vietcombank 1 2 3 1 2 3

BIDV 1 2 3 1 2 3

Phần II: Phát phiếu điều tra đối với CBNV chi nhánh BIDV Tuyên Quang

Câu 1:Anh/chị vui lòng đánh dấu X vào ô kết quả đối với phương án mà anh/chị cho là hợp lý nhất.

Nội dung hỏi Phƣơng án lựa chọn Kết quả

1.Thích ứng với chiến lược tổng thể tại chi nhánh

Thích hợp Chưa thích hợp

2.Thiết kế chức năng Rõ ràng

Thiếu rõ ràng 3.Tính chuyên môn hóa của các bộ phận,

phòng ban

Cao

Bình thường Thấp

4.Mức độ chuyên môn hóa trong công việc của NV tại chi nhánh

Cao Bình thường Thấp Chất lƣợng nhân lực Tốt Khá Trung bình Yếu Kém Công nghệ Hiện đại Bình thường Lạc hậu Hoạt động huy động vốn Vượt kế hoạch Thực hiện đúng kế hoạch Chưa thực hiện đủ kế hoạch

Hoạt động tín dụng

Vượt kế hoạch

Thực hiện đúng kế hoạch Chưa thực hiện đúng kế hoạch

Sự an toàn của hệ số an toàn về vốn An toàn

Không an toàn

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tuyên quang (Trang 104 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)