Nhóm tiêu chí về uy tín, hình ảnh của ngân hàng trên thị trường

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tuyên quang (Trang 25)

5. Kết cấu của Luận văn

1.2.5. Nhóm tiêu chí về uy tín, hình ảnh của ngân hàng trên thị trường

Hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng luôn gắn với uy tín của ngân hàng đó, tâm lý của người tiêu dùng luôn là yếu tố quyết định đến sự sống còn đến hoạt động của NHTM với hiệu ứng dây chuyền do tâm lý của người tiêu dùng mang lại.

Vì thế, danh tiếng và uy tín của NHTM là yếu tố nội lực vô cùng to lớn, nó quyết định sự thành công hay thất bại cho ngân hàng đó trên thị trường. Việc gia tăng thị phần, mở rộng mạng lưới hoạt động, tăng thu nhập phụ thuôc rất nhiều vào uy tín của NHTM.

1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.3.1. Các nhân tố khách quan

1.3.1.1. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô

Môi trường kinh tế và vai trò của nhà nước: Mỗi một biến động bất lợi của

kinh tế vĩ mô cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bình thường của một ngân hàng. Khi các nhân tố vĩ mô biến động thì các chính sách, chiến lược kinh doanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cũng sẽ thay đổi để hạn chế sự suy giảm của lợi nhuận. Có thể nói, thể chế kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chính sách tài chính, tiền tệ…ảnh hưởng mạnh mẽ đến các yếu tố cấu thành sức cạnh tranh cũng như hiệu quả hoạt động của NHTM, như tác động các yếu tố đầu vào ( lãi suất huy động vốn cũng như lãi suất cho vay), thu hẹp hay mở rộng mức độ cạnh tranh….

Môi trường chính trị pháp luật: Một đất nước có môi trường chính trị ổn

định, luật pháp được quy định rõ ràng và đầy đủ, minh bạch, sự thay đổi diễn ra phù hợp với thông lệ quốc tế sẽ khuyến khích các doanh nghiệp nói chung và các tổ chức tín dụng nói riêng an tâm hơn trong hoạt động kinh doanh của mình đồng thời bảo đảm vững chắc cho một hành lang pháp lý để các NHTM có thể hoạt động tốt.

Tác động của môi trường khoa học công nghệ: Môi trường khoa học công

nghệ có tác động mạnh đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng do thế mạnh của các dịch vụ và hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng phụ thuộc nhiều vào mức độ ứng dụng khoa học công nghệ. Những yếu tố chính của môi trường khoa học công nghệ tác động đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng là trình độ phát triển công nghệ thông tin, nguồn nhân lực của ngành công nghệ thông tin và chính sách của Nhà nước.

Tác động của môi trường văn hóa - xã hội - chính trị: Môi trường văn hóa

xã hội có tác động mạnh đến hành vi mua sắm của khách hàng. Chính vì thế, môi trường văn hóa xã hội ảnh hưởng nhiều đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Một số yếu tố chính tác động của môi trường văn hóa đó là: thói quen tiêu dùng, cơ cấu tuổi của tang lớp dân cư, trình độ học vấn, phân bổ dân cư,… Với đặc điểm trong hoạt động kinh doanh của NHTM chịu chi phối và ảnh hưởng của rất nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, luật dân sự, luật xây dựng, luật đất đai, luật cạnh tranh, luật các tổ chức tín dụng…Bên cạnh đó, NHTM còn chịu sự quản lý chặt chẽ từ NHNN và được xem là một trung gian để NHNN thực hiện các chính sách tiền tệ của mình. Do vậy, sức mạnh cạnh tranh của các NHTM phụ thuộc rất nhiều vào các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chính sách tiền tệ, tài chính của chính phủ và NHNN. Ngoài những hệ thống và văn bản pháp luật trong nước, các NHTM còn phải chịu ảnh hưởng bởi những quy định, chuẩn mực chung của các tổ chức thương mại, tín dụng trên thế giới trong việc quản trị hoạt động kinh doanh của mình. Do vậy, bất kỳ sự thay đổi nào trong hệ thống pháp luật, chuẩn mực quốc tế, cũng như chính sách tiền tệ của NHNN sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của các NHTM.

1.3.1.2. Môi trường ngành

Đối với sự cạnh tranh trong môi trường ngành thì đối thủ cạnh tranh là yếu tố tác động động trực tiếp đến khả năng duy trì vị thế của doanh nghiệp. Đó là lực lượng đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Mỗi quyết định hành động của đối thủ đều có những tác động nhất định đến hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp luôn phải dự đoán hành động của đối thủ để chủ động có những chiến lược đối phó nhằm củng cố và nâng cao vị thế của mình trên thị trường. Nó bao gồm các đối thủ chủ yếu sau:

Áp lực cạnh tranh của các đối thủ hiện tại trong ngành: Một hành động

của một đối thủ này để khai thác nhiều hơn phần thị trường đó thì sẽ nhận được sự đáp trả của đối thủ khác để giành lại phần thị trường bị mất. Nếu cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành mãnh liệt thì nguy cơ chiến tranh giá xảy ra, thị trường bị thu hẹp, lợi nhuận bị giảm sút. Cường độ cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh hiện tại phụ thuộc số lượng, quy mô và sự đa dạng của các đối thủ cạnh tranh; tốc độ tăng trưởng sản phẩm và nhu cầu, tính khác biệt của sản phẩm….

Nguy cơ nhập cuộc của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng: Đó là những

doanh nghiệp hiện tại chưa xuất hiện trên thị trường nhưng có khả năng cạnh tranh trong tương lai. Số lượng các đối thủ này nhiều hay ít tuỳ thuộc ở mức độ thuận lợi hay khó khăn khi gia nhập một ngành kinh doanh nhất định. Sự suất hiện của những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng là mối nguy lớn đe doạ đến thị phần của các ngân hàng bằng cách đem vào ngành những năng lực sản xuất mới. Nếu có các rào cản hay có sự trả đũa quyết liệt của các đối thủ cạnh tranh hiện hữu thì khả năng xâm nhập của các đối thủ mới rất thấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sự xuất hiện các sản phẩm có khả năng thay thế: Sản phẩm thay thế là

những sản phẩm có thể thoả mãn những nhu cầu tương tự của khách hàng. Khả năng của sản phẩm thay thế có nguy cơ làm hạn chế khả năng đặt giá cao và do đó có thể hạn chế khả năng sinh lợi của ngân hàng. Mức độ đa dạng của các sản phẩm thay thế càng tạo nên sức ép cạnh tranh hơn đối với doanh nghiệp cung cấp sản phẩm tương tự, vì nó làm “ loãng” nhu cầu của khách hàng.

Quyền lực thương lượng của người mua: Khách hàng là những tổ chức, cá

nhân tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ cho doanh nghiệp. Nếu khách hàng là người mua với khối lượng lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp thì họ có quyền ép giá nhất định. Khi khách hàng có thu nhập thấp thường tạo áp lực buộc doanh nghiệp sản xuất cung cấp với giá rẻ hơn, trong khi những khách hàng có thu nhập cao thì lại đòi hỏi về chất lượng và các dịch vụ đi kèm. Áp lực từ phía cầu càng mạnh mẽ hơn nếu khách hàng nắm được đầy đủ các thông tin về thị trường. Áp lực từ phía người mua chủ yếu có là đòi hỏi giảm giá hay mặc cả để có chất lượng phục vụ tốt hơn. Khi người mua ở vị thế cao hơn trong đàm phán thì ngân hàng sẽ bị giảm lợi nhuận, và ngược lại thì ngân hàng sẽ có cơ hội thu được lợi nhuận cao hơn.

Sức ép của nhà cung cấp: Đó là các nhà cung cấp những yếu tố đầu vào cho

doanh nghiệp. Mức độ dồi dào hay khan hiếm của các yếu tố đầu vào nói trên và số lượng nhiều hay ít các nhà cung cấp các yếu tố đó sẽ quyết định vị thế, “quyền lực” có thể gây sức ép từ thấp đến cao của các nhà cung ứng đối với doanh nghiệp. Những người bán được xem là một đe đoạ khi họ yêu cầu tăng giá hoặc giảm chất lượng đầu vào, do đó làm giảm khả năng sinh lợi của ngân hàng và ngược lại.

1.3.2. Các nhân tố chủ quan

1.3.2.1. Cơ cấu tổ chức

Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và đối với ngành ngân hàng nói riêng được thông suốt, đòi hỏi vai trò rất lớn của xây dựng cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp và ngân hàng. Ngân hàng hoạt động tốt hay không tốt, thành công hay không thành công chính là lực lượng nhân sự của nó, lực lượng có lòng nhiệt thành và có nhiều sáng kiến trong công việc. Mọi yếu tố còn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lại: máy móc thiết bị, cơ sở vật chất, công nghệ kỹ thuật đều có thể mua bán, học hỏi, sao chép. Do vậy trong nội bộ doanh nghiệp hay trong ngành ngân hàng thì cơ cấu tổ chức quyết định tới sự thành bại của chính ngân hàng đó. Trong ngân hàng, cơ cấu tổ chức thuộc chức năng chính của nhà quản trị, giúp nhà quản trị đạt được mục đích thông qua nỗ lực của người khác. Ngân hàng có thể đạt được lợi thế cạnh tranh hay không chính là nhờ cơ cấu tổ chức. Vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngân hàng mình, nhà quản trị cần phải xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý phù hợp với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.3.2.2. Năng lực tài chính

Năng lực tài chính của ngân hàng là nguồn lực tài chính của bản thân ngân hàng, là khả năng huy động vốn, hoạt động tín dụng vay và cho vay, đảm bảo khả năng thanh khoản thể hiện ở quy mô vốn, chất lượng tài sản có và khả năng sinh lời... đủ để đảm bảo và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường.

Có thể phân chia năng lực tài chính của ngân hàng thành các nhóm chỉ tiêu như sau: khả năng huy động vốn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, hiệu quả sử dụng vốn, khả năng sinh lời... Thông qua các chỉ tiêu này người ta có thể đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng khác nhau. Việc nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng có vai trò lớn trong sự cạnh tranh của chính bản thân nó.

Một là, nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng đảm bảo yêu cầu tối đa hóa haotj động tín dụng của chính ngân hàng đó bởi thế chỉ tiêu huy động vốn là rất quan trọng đối với quá trình phát triển của ngân hàng. Khi năng lực tài chính của ngân hàng được nâng thì khách hàng sẽ tiếp cận được với nguồn vốn vay một cách thuận lợi, dễ dàng hơn từ đó có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thông qua hoạt động huy động vốn, vì vậy mà ngân hàng huy động được đầy đủ, kịp thời lượng vốn cần thiết đáp ứng nhu cầu của khách hàng sẽ góp phân nâng cao hiệu quả sử dụng vốn góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh cho ngân hàng.

Hai là, việc phân tích năng lực tài chính giúp ngân hàng tăng cường khả năng đối phó với những biến động của nền kinh tế. Sự biến động của nền kinh tế ngày càng tăng khi quy mô hội nhập quốc tế của Việt Nam đã tăng từ cấp khu vực lên toàn cầu. Những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

biến động đó có thể tạo ra cơ hội và cả thách thức không nhỏ với ngân hàng. Khó khăn chính mà các ngâ hàng phải đối mặt là tình trạng thiếu vốn, lãi suất vay và cho vay cao, chính sách tiền tệ, tình hình lạm phát, tốc độ phát triển kinh tế. Vì vậy, việc nâng cao năng lực tài chính là hết sức cần thiết đối với ngân hàng.

1.3.2.3. Năng lực cung ứng dịch vụ

Năng lực cung ứng dịch vụ của các ngân hàng nói chung và khối ngân hàng thương mại nói riêng ngày càng trở nên quan trọng và nó là yếu tố quyết định tới năng lực cạnh tranh của các ngân hàng, chính vì thế năng lực cung ứng dịch vụ chính là năng lực giới thiệu về các sản phẩm và các dịch vụ của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế hiện đại, đồng thời nó cũng là những vấn đề liên quan đến chiến lược đưa những sản phẩm mới ra thị trường trong điều kiện cạnh tranh hiện nay giữa các định chế tài chính.

Như vậy, có thể đưa ra một khái niệm tổng quát năng lực cung ứng dịch vụ bao gồm việc phát triển các sản phẩm hiện có tại ngân hàng và cao hơn thế nữa là việc đưa ra được những chiến lược về sản phẩm mới, các dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Trong điều kiện kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì một trong những việc cần làm trong vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng là nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của chính bản thân nó để có được các sản phẩm tốt nhất tới tay của khách hàng như dịch vụ thẻ, dịch vụ cho vay, dịch vụ tiền gửi, dịch vụ bảo lãnh các giấy tờ có giá....Vấn đề đặt ra chó các doanh nghiệp nói chung và đối với ngành ngân hàng nói riêng là cần nghiên cứu, đưa ra được những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất mà ít rủi ro nhất đem lại lợi nhuận tối đa cho ngân hàng mà giá thành lại hạ, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng để đứng vững trên thị trường cạnh tranh. Các yếu tố này thường bao gồm: yếu tố lao động, máy móc thiết bị, công nghệ, yếu tố nhân lực quản lý tổ chức sản xuất.

1.3.2.4. Năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D)

Năng lực nghiên cứu và phát triển là hoạt động điều tra của một doanh nghiệp nhằm mục đích xem xét khả năng phát triển sản phẩm và quy trình mới nhằm cải tiến sản phẩm và quy trình hiện tại. Hoạt động này được xem là phương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thức trong đó các doanh nghiệp có thể xem xét đánh giá triển vọng tăng trưởng trong tương lai bằng cách phát triển sản phẩm mới hoặc cải tiến, hoàn thiện và mở rộng hoạt động của công ty.

Hoạt động nghiên cứu và phát triển đóng vai trò quan trọng cho sự thành công lâu dài của ngân hàng và nó giúp cho ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Năng lực nghiên cứu và phát triển của ngân hàng càng mạnh thể hiện năng lực cạnh tranh của ngân hàng càng lớn. Bởi hoạt động nghiên cứu và phát triển đòi hỏi tốn rất nhiều chi phí và thường gắn với các ngân hàng có trình độ kỹ thuật, công nghệ cao, nắm trong tay những công nghệ mới, mũi nhọn hàng đầu. Vì vậy có thể nói nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển sẽ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hà

1.3.2.5. Năng lực Marketing

Là khả năng nắm bắt nhu cầu thị trường, khả năng thực hiện chiến lược 4P trong hoạt động Marketing, trình độ nguồn nhân lực Marketing.

Ngân hàng có năng lực Marketing càng mạnh thì khả năng cạnh tranh của ngân hàng càng lớn. Khả năng Marketing của ngân hàng có tác dụng trực tiếp đến hoạt động chính của ngân hàng là vay và cho vay, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, làm tăng doanh thu, tăng thị phần tiêu thụ sản phẩm, nâng cao vị thế cạnh tranh của ngân hàng.

1.4. Ứng dụng các mô hình vào phân tích năng lực cạnh tranh của NHTM

1.4.1. Mô hình năng lực cạnh tranh của M.Porter

Phương pháp năm lực lượng là phương pháp nổi tiếng nhất về phân tích cơ cấu ngành do giáo sư Michael Porter- trường kinh doanh Harvard đưa ra. Phương pháp này được biểu thị bằng sơ đồ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 1.1. Mô hình năng lực cạnh tranh của M.Porter

(Nguồn: Michael E.Porter (1998)- Marketing Mix)

Hiện nay, người ta thường sử dụng mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter để nghiên cứu khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo Michael Porter, bản chất và mức độ cạnh tranh trong một ngành kinh doanh xoay quanh năm lực lượng: mối đe doạ từ những người có khả năng gia nhập

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tuyên quang (Trang 25)