Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tuyên quang (Trang 40 - 42)

5. Kết cấu của Luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.2.1.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Chọn điểm nghiên cứu tại chi nhánh ngân hàng BIDV Tuyên Quang để thấy rõ được năng lực cạnh tranh của chi nhánh so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn, từ đó đưa ra được các giải pháp phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngân hàng BIDV Tuyên Quang. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Chi nhánh trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết trong bối cảnh kinh doanh ngân hàng ngày càng khó khăn cùng với những khó khăn của nền kinh tế và việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

2.2.1.2. Thu thập số liệu thứ cấp

- Báo cáo Tổng kết hàng năm của Chi nhánh Tuyên Quang ( Các chỉ tiêu về tài chính, các chỉ tiêu sinh lời, các chỉ tiêu năng lực quản trị điều hành, các chỉ tiêu về hạ tầng công nghệ và uy tín, thương hiệu)

- Báo cáo tổng kết của ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ( Các chỉ tiêu về tài chính, các chỉ tiêu sinh lời, các chỉ tiêu năng lực quản trị điều hành, các chỉ tiêu về hạ tầng công nghệ và uy tín, thương hiệu của các NHTM khác) - Báo cáo tổng kết hàng năm của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

2.2.1.3. Thu thập số liệu sơ cấp

- Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của BIDV Tuyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Đối tượng thu thập thông tin: Các thông tin về các chỉ tiêu, tiêu chí ảnh

hưởng đến năng lực cạnh tranh của Chi nhánh BIDV Tuyên Quang cũng như các ngân hàng trên địa bàn.

- Tiêu chí lựa chọn mẫu: Mẫu lựa chọn trong phân tích, đánh giá các chỉ

tiêu định tính lựa chọn trên cơ sở đảm bảo các tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh của BIDV như: Khách hàng cá nhân sử dụng sản phẩm thẻ, sản phẩm tiền gửi, tín dụng; Khách hàng doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm tín dụng trong 2 năm hoặc nhiều hơn nữa thuộc các loại hình doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác nhau.

- Quy mô mẫu:

Sử dụng công thức của Sloven,s như sau:

n = N/ (1+N*e2) Trong đó: + n: Lượng mẫu chọn tối thiểu. + e: Độ chính xác (0,05) + N: Tổng thể mẫu Bảng 2.1. Dung lƣợng mẫu phỏng vấn STT Danh mục Tổng thể Mẫu chọn Tỷ lệ (%) 1 Cán bộ ngân hàng 105 85 45.94 2 Khách hàng 130 100 54.06 Tổng số 168 115 100

Nguồn: Tính toán của tác giả

Sau khi tính toán thì số mẫu cần phải phỏng vấn là 115 mẫu như bảng trên Các phiếu phỏng vấn được xây dựng sẵn có nội dung phỏng vấn cụ thể, với thang đo thái độ đơn giản, loại thang đo nhiều lựa chọn, nhiều trả lời (Multiple-choice- multiple-response scale-checklist), đồng thời tính toán theo tỷ lệ %.

+Quy mô mẫu điều tra được xác định trong khoảng 100 Khách hàng trong đó bao gồm khách hàng là các TCKT, khách hàng cá nhân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Quy mô mẫu điều tra được xác định trên tổng số 85 CBCNV chi nhánh BIDV Tuyên Quang.

- Phiếu điều tra: Phiếu điều tra được lựa chọn trên cơ sở mẫu phiếu điều tra

đo lường đánh giá của Khách hàng, của Chi nhánh do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thiết kế theo quy trình nghiệp vụ hiện hành.

Một số câu hỏi được sử dụng để phát phiếu điều tra bao gồm: + Đối với nhóm khách hàng :

Anh/Chị có hài lòng về trình độ chuyên môn, thái độ phục vụ của nhân viên tại chi nhánh BIDV Tuyên Quang không?;

Anh/Chị có hài lòng về các sản phẩm, dịch vụ của chi nhánh không?; Anh/Chị thấy cơ sở vật chất của BIDV Tuyên Quang có hiện đại không?; Theo Anh/Chị BIDV Tuyên Quang có là một ngân hàng uy tín hay không?.... + Đối với đội ngũ cán bộ nhân viên:

Anh/Chị đánh giá như thế nào về năng lực lãnh đạo của Ban Giám đốc Chi nhánh?;

Các chiến lược phát triển sản phẩm và cung ứng dịch vụ của chi nhánh được Anh/Chị đánh giá như thế nào?;

Chế độ đãi ngộ của BIDV Tuyên Quang với cán bộ nhân viên đã thật sự tốt chưa?;...

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tuyên quang (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)