Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tuyên quang (Trang 43 - 46)

5. Kết cấu của Luận văn

2.2.3.Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê so sánh: Dùng để so sánh, đánh giá các chỉ tiêu nghiên

cứu theo các đối tượng, nội dung, cấc loại hình nghiệp vụ và đơn vị thời gian.

- Phương pháp thống kê mô tả: Nội dung của phương pháp là thống kê số

liệu theo đơn vị thời gian, loại hình nghiệp vụ, đối tượng, nội dung phân tích để mổ tả đối tượng, nội dung nghiên cứu.

- Phương pháp thống kê phân tích

- Phương pháp thống kê phân tích số liệu theo đơn vị thời gian - Phương pháp thống kê phân tích số liệu theo loại hình nghiệp vụ

- Phương pháp thống kê phân tích số liệu theo đối tượng, nội dung phân tích

- Phân tích năng lực cạnh tranh theo ma trận SWOT

Phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự lô gíc dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và đưa ra quyết định, có thể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định. Các mẫu SWOT cho phép kích thích suy nghĩ hơn là dựa trên các phản ứng theo thói quen hoặc theo bản năng. Mẫu phân tích SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận 2 hàng 2 cột, chia làm 4 phần: Strengths, Weaknesses, Opportunities, và Threats theo mẫu sơ đồ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

SWOT

Những cơ hội (O)

Tác giả sẽ tiến hành liệt kê các cơ hội -O1 -O2 -O3 ……….. Những thách thức(T)

Tác giả tiến hành liệt kê các thách thức: -T1 -T2 -T2 ………. Những điểm mạnh (S)

Tác giả tiên hành liệt kê những điểm mạnh : -S1 -S2 -S3 ……….. Các chiến lƣợc SO: Kết hợp ma trận giữa S và O nhăm sử dụng thế mạnh để nắm bắt cơ hội Các chiến lƣợc ST Kết hợ ma trận giữa S và T nhằm sử dụng thế mạnh để vượt qua thách thức Những điểm yếu (W)

Tác giả tiến hành liệt kê những điểm yếu: -W1 -W2 -W3 ………. Các chiến lƣợc WO Kết hợp ma trận giữa W và O nhằm tối thiểu hóa điểm yếu để tránh đe dọa

Các chiến lƣợc WT

Kết hợp ma trận giữa W và T nhằm tối thiểu hóa điểm yếu để tránh những đe dọa

Thứ nhất, đánh giá điểm mạnh và điểm yếu hay còn gọi là phân tích các yếu

tố bên trong của công ty: nhân sự, tài chính, công nghệ, uy tín, tiếng tăm, mối quan hệ, văn hoá, truyền thống của tổ chức... Việc đánh giá này chỉ mang tính chất tương đối, chủ yếu có sự so sánh với mặt bằng chung.

Thứ hai, phân tích về các cơ hội (Opporturities) và đe doạ (Threats) hay còn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Những khía cạnh liên quan đến cơ hội và mối đe doạ có thể do biến động của nền kinh tế (tăng trưởng hay suy thoái), sự thay đổi chính sách của Nhà nước (theo chiều hướng có lợi hay bất lợi cho lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp), cán cân cạnh tranh thay đổi (sự mất đi hay xuất hiện của một đối thủ cạnh tranh

Mô hình SWOT thường đưa ra 4 chiến lược cơ bản:

- Chiến lược SO (Strengths - Opportunities): Là chiến lược để sử dụng những điểm mạnh bên trong của doanh nghiệp để tận dụng những cơ hội bên ngoài. Tất cả các nhà quản trị đều mong muốn tổ chức của họ ở vào vị trí mà những điểm mạnh bên trong có thể được sử dụng để lợi dụng những xu hướng và biến cố của môi trường bên ngoài..

- Chiến lược WO (Weaks - Opportunities): Là chiến lược nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài. Đôi khi những cơ hội lớn bên ngoài đang tồn tại, nhưng doanh nghiệp có những điểm yếu bên trong ngăn cản nó khai thác những cơ hội này.

- Chiến lược ST (Strengths - Threats): là chiến lược sử dụng các điểm mạnh của doanh nghiệp để tránh khỏi hay giảm đi ảnh hưởng của những mối đe dọa bên ngoài. Điều này không có nghĩa là một tổ chức hùng mạnh luôn gặp phải những mối đe dọa từ bên ngoài.

- Chiến lược WT (Weaks - Threats): Là các chiến lược phòng thủ nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe dọa từ bên ngoài. Một tổ chức đối đầu với vô số mối đe dọa bên ngoài và những điểm yếu bên trong có thể khiến cho nó lâm vào hoàn cảnh không an toàn chút nào. Trong thực tế, một tổ chức như vậy phải đấu tranh để tồn tại, liên kết, hạn chế chi tiêu, tuyên bố phá sản hay phải chịu vỡ nợ.

Chất lượng phân tích của mô hình SWOT phụ thuộc vào chất lượng thông tin thu thập được. Thông tin cần tránh cái nhìn chủ quan từ một phía, nên tìm kiếm thông tin từ mọi phía: Ban giám đốc, khách hàng, đối tác, nhà cung cấp, đối tác chiến lược, tư vấn... SWOT cũng có phần hạn chế khi sắp xếp các thông tin với xu hướng giản lược. Điều này làm cho nhiều thông tin có thể bị gò ép vào vị trí không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phù hợp với bản chất vấn đề. Nhiều đề mục có thể bị trung hòa hoặc nhầm lẫn giữa hai thái cực S-W và O-T do quan điểm của nhà phân tích. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tuyên quang (Trang 43 - 46)