Nhóm chỉ tiêu khá c( uy tín và thương hiệu)

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tuyên quang (Trang 47)

5. Kết cấu của Luận văn

2.3.5.Nhóm chỉ tiêu khá c( uy tín và thương hiệu)

Uy tín và thương hiệu của BIDV và Chi nhánh

- BIDV: Các giải thưởng của BIDV nhận được do các tổ chức trong nước và Quốc tế công nhận từ 2008 đến nay.

- Chi nhánh: Các giải thưởng mà Chi nhánh, ban lãnh đạo Chi nhánh đạt được trong những năm qua.

Kết luận chƣơng 2

Trong chương 2, luận văn đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau bao gồm phương pháp phân tích, Phương pháp tổng hợp, thống kê mô tả và so sánh... đặc biệt là phương pháp điều tra xã hội học, khảo sát thực tế, thu thập tổng hợp thông tin sơ cấp, thứ cấp giúp cho quá trình phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng BIDV- chi nhánh Tuyên Quang được chính xác hơn và đạt hiệu quả tốt nhất để có thể có những biện pháp hữu hiệu giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN TUYÊN QUANG

3.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Tuyên Quang

3.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Tuyên Quang

Tuyên Quang là tỉnh miền núi có nền kinh tế với xuất phát điểm thấp, sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm ưu thế. Nền sản xuất hàng hoá đang trong quá trình hình thành. Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và lâm nghiệp, mô hình kinh tế trang trại tương đối phát triển.

Năm 2010, cơ cấu kinh tế có công nghiệp - xây dựng chiếm 30,7%, dịch vụ chiếm 33,6%, nông - lâm - ngư nghiệp là 35,7%. GDP bình quân hàng năm là 13.6%. Những năm vừa qua, Tuyên Quang không ngừng đổi mới và đạt được những kết quả khả quan. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao. Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tạo đà cho việc phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn. Đời sống nhân dân từng bước được nâng cao.

Về nông nghiệp, đây là nền kinh tế luôn giữ vai trò hàng đầu trong nền kinh tế của Tuyên Quang nhằm cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhu cầu trong tỉnh, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và cung cấp một phần cho xuất khẩu. Nông nghiệp và kinh tế nông thôn của tỉnh đang có những chuyển biến tích cực. Cơ cấu ngành nông nghiệp đã có sự thay đổi, mặc dù còn chậm. Tỉ trọng cây lương thực có xu hướng giảm, tỉ trọng cây công nghiệp và chăn nuôi có chiều hướng tăng lên.

Một trong những điểm đặc biệt của Tuyên Quang là sự xuất hiện mô hình kinh tế trang trại và bước đầu đã có những thành công đáng kể, góp phần phát huy nội lực, khơi dậy tiềm năng đất đai, lao động, vốn trong dân để đầu tư cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn

Như vậy, Tuyên Quang là tỉnh chủ yếu phát triển mạnh về nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp nên bình quân GDP trên đầu người thấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm so với cả nước, cơ sở hạ tầng chưa phát triển.

Đứng trước tình hình khó khăn về kinh tế, xã hội toàn huyện, lãnh đạo uỷ ban nhân dân tỉnh đã thực hiện những chính sách cải cách về kinh tế, kêu gọi và thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, khuyến khích phát triển kinh tế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhiều thành phần, củng cố và khôi phục các doanh nghiệp quốc doanh, thực hiện việc chuyển đổi các hợp tác xã nông nghiệp và các hợp tác xã theo mô hình kiểu mới và đã đạt được nhiều thành tích đáng kể, nhiều dự án đầu tư bằng vốn nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động và có những dự án đã đi vào hoạt động, nhiều doanh nghiệp quốc doanh hoạt động có hiệu quả. Nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển. Đạt được kết quả trên có sự đóng góp rất quan trọng của Ngân hàng BIDV Tuyên Quang. Mặc dù trong năm gần đây hoạt động của ngành ngân hàng nói chung và ngân hàng BIDV Tuyên Quang nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng với sự vượt khó đi lên của toàn thể các đồng chí lãnh đạo và cán bộ công nhân viên ngân hàng BIDV Tuyên Quang đã vượt qua được những khó khăn, giành được nhiều kết quả tốt.

Do đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội như vậy nên khách hàng của Ngân hàng BIDV Tuyên Quang chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, sản xuất phụ thuộc nhiều vào thời tiết, thu nhập thấp. Đặc điểm này quyết định đến một phần trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng BIDV Tuyên Quang.

3.1.2. Giới thiệu chung về Ngân hàng TCMCP Đầu tư và phát triển Tuyên Quang

3.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển

- Tên giao dịch: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Tuyên Quang

- Tên viết tắt: BIDV

- Địa chỉ: Đường Bình Thạnh, Phường Minh Xuân, Thị xã Tuyên Quang - Điện thoại: 0273822453

- Fax: 0273822453

- Email: bidv@hn.vnn.vn

- Website: http://www.bidv.com.vn

Được thành lập ngày 26 tháng 4 năm 1957 với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Ngày 24 tháng 6 năm 1981 chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. Ngày 14 tháng 11 năm 1990 chuyển tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

3.1.2.2. Mục tiêu và phương hướng hoạt động của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Tuyên Quang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Tuyên Quang thực hiện các nhiệm vụ chính như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhận tiền gửi dưới mọi hình thức: TGKKH, TGCKH, tiền gửi bậc thang, tiền gửi tiết kiệm gửi góp theo từng kỳ cụ thể, tiền gửi tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm siêu linh hoạt, kỳ phiếu bằng VNĐ và ngoại tệ (USD) từ các tổ chức kinh tế và cá nhân với mức lãi suất linh hoạt, hấp dẫn.

- Cho vay các thành phần kinh tế với các loại hình cho vay đa dạng: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, nhận vốn cho vay Uỷ thác tín dụng đầu tư cho chính phủ.

- Bảo lãnh ngân hàng: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh cho vay.

- Kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế qua hệ thống SWIFT đảm bảo nhanh chóng chính xác và an toàn, chi trả kiều hối qua dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union.

- Chuyển tiền điện tử nội, ngoại tỉnh nhanh chóng và thuận tiện.

- Cung ứng tiền mặt và phương tiện thanh toán, dịch vụ ngân hàng … cho mọi khách hàng thuận tiện, nhanh chóng.

* Mục tiêu: Trở thành Ngân hàng chất lượng - uy tín hàng đầu tại Việt Nam có đủ tiềm năng về vốn và uy tín để có đủ sức cạnh tranh trên thị trường tài chính.

3.1.2.3. Bộ máy tổ chức tại Ngân hàng BIDV Tuyên Quang

BAN GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC phụ trách QHKH GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC phụ trách tác nghiệp KHỐI QUAN HỆ KHÁCH HÀNG -Phòng QHKH doanh nghiệp - Phòng QHKH cá nhân KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO - Phòng Quản lý rủi ro KHỐI QUẢN LÝ NỘI BỘ -Phòng KHTH -Phòng TCKT -Phòng TCHC KHỐI TÁC NGHIỆP -Phòng Quản trị TD -Phòng Giao dịch khách hàng, kho quỹ - Các phòng giao dịch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức Chi nhánh theo các khối nghiệp vụ

(Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tuyên Quang)

Về nhân sự và tổ chức bộ máy : Tính đến tháng 12 năm 2013 tổng số cán bộ của Chi nhánh là 85 người trong đó có tới 61 người là nhân viên nữ số còn lại là nam, có tổ chức bộ máy gồm Ban Giám đốc, 8 phòng nghiệp vụ, 1 tổ và 6 Phòng giao dịch trực thuộc.

Khối quan hệ khách hàng doanh nghiệp: Chi nhánh có 02 Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp và quan hệ khách hàng cá nhân.

Khối quản lý rủi ro gồm có: Phòng Quản lý rủi ro

Khối quản lý nội bộ thực hiện các chức năng quản lý nội bộ gồm có: Phòng kế hoạch Tổng hợp, Phòng Tổ chức hành chính và phòng Tài chính kế toán.

Khối tác nghiệp gồm có: Phòng Quản trị tín dụng, Phòng giao dịch khách hàng, Tổ quản lý và dịch vụ kho quỹ.

Khối trực thuộc gồm có 6 phòng giao dịch. Chức năng của từng bộ phận:

* Giám đốc: Chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành chung mọi nghiệp vụ kinh

doanh trong cơ quan theo quyền hạn của Chi nhánh mình. Trong quyết định thành lập ngân hàng mà Tổng giám đốc ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đã quy định cụ thể.

* Phó giám đốc: Do giám đốc chi nhánh ngân hàng bổ nhiệm dựa vào khả

năng cũng như trình độc chuyên môn của người đó.

- PGĐ 1: phụ trách phòng kế toán, hoạt động ngân quỹ, quản lý hoạt động kiểm soát trong toàn tỉnh.

- PGĐ 2: phụ trách khối Quan hệ khách hàng.

* Phòng quan hệ khách hàng:

- Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tín dụng theo phạm vi phân công theo đúng pháp quy và quy trình tín dụng. Thực hiện các biện pháp phát triển tín dụng đảm bảo an toàn, hiệu quả.

- Phòng tín dụng có chức năng tham mưu đề xuất với Giám đốc chi nhánh thực hiện chính sách phát triển khách hàng, quy trình tín dụng phù hợp với điều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

kiện của chi nhánh, đề xuất hạn mức tín dụng, xếp loại với từng khách hàng, xác định tài sản đảm bảo nợ vay.

- Chịu trách nhiệm Marketing tín dụng, bao gồm việc thiết lập, mở rộng, phát triển hệ thống khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tư vấn cho khách hàng sử dụng các sản phẩm tín dụng, dịch vụ và các vấn đề khác có liên quan.

- Thực hiện trực tiếp cho vay ngắn và trung dài hạn theo đúng thể lệ chế độ của ngành, quy định của nhà nước .

- Thực hiện thu nợ, theo hợp đồng tín dụng đó ký giữa Ngân hàng và khách hàng.

* Phòng quản lý rủi ro:

- Đầu mối tham mưu, đề xuất với giám đốc chi nhánh xây dựng những văn bản hướng dẫn công tác thẩm định,xây dựng các chương trình, các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định theo quy định, quy trình của nhà nước và Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam về công tác thẩm định.

- Tham gia ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia trong quá trình quản lý rủi ro, quản lý tín dụng và theo nhiệm vụ của phòng.

- Tham gia ý kiến chính sách tín dụng của chi nhánh. Tham gia ý kiến và phối hợp với các phòng trong việc tham gia ý kiến với các vấn đề chung của chi nhánh.

- Lập các báo cáo về công tác thẩm định theo quy định.

- Trực tiếp thực hiện yêu cầu nghiệp vụ về quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh theo quy trình, quy định của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam và của chi nhánh.

* Phòng Giao dịch khách hàng:

- Tham mưu với Ban giám đốc chi nhánh về chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ Ngân hàng mới, giúp việc cho Ban giám đốc trong công tác giao dịch với khách hàng, công tác thanh toán và các mặt nghiệp vụ khác theo yêu cầu của công việc, bảo đảm chấp hành đúng chế độ, thể lệ quy định của nhà nước, của ngành.

- Thiết lập, duy trì và mở rộng các mối quan hệ với khách hàng. Tiếp thị tất cả các sản phẩm, dịch vụ vủa Ngân hàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Chịu trách nhiệm thực hiện, xử lý các giao dịch với khách hàng theo đúng các quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đó ban hành và các quy định nội bộ của chi nhánh.

Các phòng giao dịch:

- Thực hiện huy động vốn ngắn, trung dài hạn bằng đồng Việt Nam theo các thể thức thích hợp được Ngân hàng Nhà nước cho phép, được Tổng giám đốc Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam quy định.

- Thực hiện đảm bảo công tác tiếp thị các sản phẩm các sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng, tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng.

- Thực hiện đảm bảo an toàn tiền mặt và các giấy tờ có giá theo quy định.

* Phòng Kế hoạch tổng hợp :

- Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu lớn và quản lý cỏc hệ số an toàn theo quy định.

- Tham mưu, giúp việc cho giám đốc về công tác nguồn vốn và điều hành vốn để kinh doanh. Chịu trách nhiệm đề xuất chính sách biện pháp, giải pháp phát triển nguồn vốn.

- Đầu mối tham mưu, giúp việc Giám đốc chi nhánh tổng hợp, xây dựng chiến lược chính sách kinh doanh; công tác thi đua trong toàn nghành.

- Lập kế hoạch kinh doanh hàng năm, kế hoạch phát triển trung, dài hạn. - Theo dõi tiến độ kế hoạch kinh doanh, chương trình công tác của chi nhánh. - Lập các báo cáo tổng hợp đột xuất.

- Tổ chức quản lý hoạt động huy động vốn, cân đối vốn và các quan hệ vốn của chi nhánh.

* Phòng Tài chính Kế toán:

- Tham mưu giúp việc cho Ban giám đốc trong công tác Tài chính Kế toán và các mặt nghiệp vụ khác theo yêu cầu của công việc.

- Thực hiện công tác hậu kiểm đối với toàn bộ hoạt động tài chính, kế toán của chi nhánh.

- Thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính thông qua công tác lập kế hoạch tài chính, tài sản của chi nhánh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính kế toán, xây dựng chế độ quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, nộp thuế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lập và phân tích báo cáo tài chính, kế toán của chi nhánh.

- Tham gia ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia, phối hợp giữa các phòng về những vấn đề liên quan theo chức năng nhiệm vụ của phòng.

* Phòng Tổ chức Hành chính:

- Tham mưu cho giám đốc về xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phù hợp với hoạt động và điều kiện cụ thể của chi nhánh.

- Theo dõi công tác tổ chức cán bộ, tuyển dụng, đào tạo.

- Quản lý lao động, ký hợp đồng lao động sau khi được Giám đốc duyệt, xây dựng nội quy, quy định, duy trì và giữ gìn nề nếp kỷ cương, kỷ luật lao động trong cơ quan Ngân hàng đầu tư và phát triển Tuyên Quang.

- Thực hiện tuần tra canh gác, bảo đảm tuyệt đối tài sản và an ninh trật tự của cơ quan.

- Quản lý phương tiện vận tải, vận chuyển tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Tuyên Quang.

3.2. Tổng quan về năng lực cạnh tranh của BIDV Tuyên Quang trong những năm qua năm qua

3.2.1. Về cơ cấu tổ chức

Để đánh giá thực trạng về cơ cấu tổ chức của chi nhánh BIDV Tuyên Quang, tác giả đã làm một cuộc phỏng vấn điều tra 85 cán bộ công nhân viên tại chi nhánh. Kết quả điều tra mà tác giả thu thập được tổng hợp lại ở bảng 3.1 như dưới đây:

Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả điều tra về cơ cấu tổ chức tại chi nhánh BIDV Tuyên Quang

Tiêu chí đánh giá Phƣơng án lựa chọn Số phiếu Ý kiến (%)

1.Thích ứng với chiến lược tổng thể tại chi nhánh

Thích hợp 62/85 72,94

Chưa thích hợp 23/85 27,06

2.Thiết kế chức năng Thiếu rõ ràng Rõ ràng 69/85 81,18 16/85 18,82

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

các bộ phận, phòng ban Bình thường 9/85 10,59

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tuyên quang (Trang 47)