Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tuyên quang (Trang 25 - 28)

5. Kết cấu của Luận văn

1.3.1. Các nhân tố khách quan

1.3.1.1. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô

Môi trường kinh tế và vai trò của nhà nước: Mỗi một biến động bất lợi của

kinh tế vĩ mô cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bình thường của một ngân hàng. Khi các nhân tố vĩ mô biến động thì các chính sách, chiến lược kinh doanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cũng sẽ thay đổi để hạn chế sự suy giảm của lợi nhuận. Có thể nói, thể chế kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chính sách tài chính, tiền tệ…ảnh hưởng mạnh mẽ đến các yếu tố cấu thành sức cạnh tranh cũng như hiệu quả hoạt động của NHTM, như tác động các yếu tố đầu vào ( lãi suất huy động vốn cũng như lãi suất cho vay), thu hẹp hay mở rộng mức độ cạnh tranh….

Môi trường chính trị pháp luật: Một đất nước có môi trường chính trị ổn

định, luật pháp được quy định rõ ràng và đầy đủ, minh bạch, sự thay đổi diễn ra phù hợp với thông lệ quốc tế sẽ khuyến khích các doanh nghiệp nói chung và các tổ chức tín dụng nói riêng an tâm hơn trong hoạt động kinh doanh của mình đồng thời bảo đảm vững chắc cho một hành lang pháp lý để các NHTM có thể hoạt động tốt.

Tác động của môi trường khoa học công nghệ: Môi trường khoa học công

nghệ có tác động mạnh đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng do thế mạnh của các dịch vụ và hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng phụ thuộc nhiều vào mức độ ứng dụng khoa học công nghệ. Những yếu tố chính của môi trường khoa học công nghệ tác động đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng là trình độ phát triển công nghệ thông tin, nguồn nhân lực của ngành công nghệ thông tin và chính sách của Nhà nước.

Tác động của môi trường văn hóa - xã hội - chính trị: Môi trường văn hóa

xã hội có tác động mạnh đến hành vi mua sắm của khách hàng. Chính vì thế, môi trường văn hóa xã hội ảnh hưởng nhiều đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Một số yếu tố chính tác động của môi trường văn hóa đó là: thói quen tiêu dùng, cơ cấu tuổi của tang lớp dân cư, trình độ học vấn, phân bổ dân cư,… Với đặc điểm trong hoạt động kinh doanh của NHTM chịu chi phối và ảnh hưởng của rất nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, luật dân sự, luật xây dựng, luật đất đai, luật cạnh tranh, luật các tổ chức tín dụng…Bên cạnh đó, NHTM còn chịu sự quản lý chặt chẽ từ NHNN và được xem là một trung gian để NHNN thực hiện các chính sách tiền tệ của mình. Do vậy, sức mạnh cạnh tranh của các NHTM phụ thuộc rất nhiều vào các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chính sách tiền tệ, tài chính của chính phủ và NHNN. Ngoài những hệ thống và văn bản pháp luật trong nước, các NHTM còn phải chịu ảnh hưởng bởi những quy định, chuẩn mực chung của các tổ chức thương mại, tín dụng trên thế giới trong việc quản trị hoạt động kinh doanh của mình. Do vậy, bất kỳ sự thay đổi nào trong hệ thống pháp luật, chuẩn mực quốc tế, cũng như chính sách tiền tệ của NHNN sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của các NHTM.

1.3.1.2. Môi trường ngành

Đối với sự cạnh tranh trong môi trường ngành thì đối thủ cạnh tranh là yếu tố tác động động trực tiếp đến khả năng duy trì vị thế của doanh nghiệp. Đó là lực lượng đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Mỗi quyết định hành động của đối thủ đều có những tác động nhất định đến hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp luôn phải dự đoán hành động của đối thủ để chủ động có những chiến lược đối phó nhằm củng cố và nâng cao vị thế của mình trên thị trường. Nó bao gồm các đối thủ chủ yếu sau:

Áp lực cạnh tranh của các đối thủ hiện tại trong ngành: Một hành động

của một đối thủ này để khai thác nhiều hơn phần thị trường đó thì sẽ nhận được sự đáp trả của đối thủ khác để giành lại phần thị trường bị mất. Nếu cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành mãnh liệt thì nguy cơ chiến tranh giá xảy ra, thị trường bị thu hẹp, lợi nhuận bị giảm sút. Cường độ cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh hiện tại phụ thuộc số lượng, quy mô và sự đa dạng của các đối thủ cạnh tranh; tốc độ tăng trưởng sản phẩm và nhu cầu, tính khác biệt của sản phẩm….

Nguy cơ nhập cuộc của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng: Đó là những

doanh nghiệp hiện tại chưa xuất hiện trên thị trường nhưng có khả năng cạnh tranh trong tương lai. Số lượng các đối thủ này nhiều hay ít tuỳ thuộc ở mức độ thuận lợi hay khó khăn khi gia nhập một ngành kinh doanh nhất định. Sự suất hiện của những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng là mối nguy lớn đe doạ đến thị phần của các ngân hàng bằng cách đem vào ngành những năng lực sản xuất mới. Nếu có các rào cản hay có sự trả đũa quyết liệt của các đối thủ cạnh tranh hiện hữu thì khả năng xâm nhập của các đối thủ mới rất thấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sự xuất hiện các sản phẩm có khả năng thay thế: Sản phẩm thay thế là

những sản phẩm có thể thoả mãn những nhu cầu tương tự của khách hàng. Khả năng của sản phẩm thay thế có nguy cơ làm hạn chế khả năng đặt giá cao và do đó có thể hạn chế khả năng sinh lợi của ngân hàng. Mức độ đa dạng của các sản phẩm thay thế càng tạo nên sức ép cạnh tranh hơn đối với doanh nghiệp cung cấp sản phẩm tương tự, vì nó làm “ loãng” nhu cầu của khách hàng.

Quyền lực thương lượng của người mua: Khách hàng là những tổ chức, cá

nhân tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ cho doanh nghiệp. Nếu khách hàng là người mua với khối lượng lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp thì họ có quyền ép giá nhất định. Khi khách hàng có thu nhập thấp thường tạo áp lực buộc doanh nghiệp sản xuất cung cấp với giá rẻ hơn, trong khi những khách hàng có thu nhập cao thì lại đòi hỏi về chất lượng và các dịch vụ đi kèm. Áp lực từ phía cầu càng mạnh mẽ hơn nếu khách hàng nắm được đầy đủ các thông tin về thị trường. Áp lực từ phía người mua chủ yếu có là đòi hỏi giảm giá hay mặc cả để có chất lượng phục vụ tốt hơn. Khi người mua ở vị thế cao hơn trong đàm phán thì ngân hàng sẽ bị giảm lợi nhuận, và ngược lại thì ngân hàng sẽ có cơ hội thu được lợi nhuận cao hơn.

Sức ép của nhà cung cấp: Đó là các nhà cung cấp những yếu tố đầu vào cho

doanh nghiệp. Mức độ dồi dào hay khan hiếm của các yếu tố đầu vào nói trên và số lượng nhiều hay ít các nhà cung cấp các yếu tố đó sẽ quyết định vị thế, “quyền lực” có thể gây sức ép từ thấp đến cao của các nhà cung ứng đối với doanh nghiệp. Những người bán được xem là một đe đoạ khi họ yêu cầu tăng giá hoặc giảm chất lượng đầu vào, do đó làm giảm khả năng sinh lợi của ngân hàng và ngược lại.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tuyên quang (Trang 25 - 28)