phỏng vấn thì Dự án tuyến được sắt này đã được Trung Quốc và Lào bàn thảo từ mấy năm trước nhưng không đạt được sự nhất trí. Theo thỏa thuận mới đạt được giữa hai bên, các ngân hàng của Trung Quốc sẽ cấp vốn để xây dựng tuyến đường sắt dài 418 km nối giữa thủ đô Viêng-chăn với biên giới Lào-Trung Quốc. Ông cho biết thêm, bằng cách cấp vốn cho dự án, Trung Quốc sẽ được đảm bảo nguồn cung khoảng 5 triệu tấn tài nguyên khoáng sản mỗi năm, chủ yếu là kali carbonat, trong thời gian từ nay đến năm 2020. Kali
xây dựng dự án này sẽ giúp Trung Quốc có thể lấy đường sắt cao tốc “đả thông” Đông Nam Á, đưa các nước như Lào hay Myanmar vào mạng lưới đường sắt cao tốc của mình, Trung Quốc có thể trực tiếp vươn tới Ấn Độ Dương bằng đất liền, có thể vận chuyển các mặt hàng, nguyên vật liệu cũng như dầu lửa từ Trung Đông và châu Phi về nước mà không phải đi qua eo biển Malacca do Mỹ kiểm soát, điều này có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng. Ngoài ra, hệ thống đường sắt cao tốc cũng giúp Trung Quốc tăng cường hợp tác với các nước ASEAN, trở thành một chiêu bài để nước này chống lại chiến lược “xoay trục” của Mỹ. Theo những thỏa thuận trước, ngân hàng đầu tư Trung Quốc sẽ cung cấp toàn bộ vốn cho dự án đường sắt cao tốc Trung – Lào với lãi suất thấp trong vòng 30 năm, điều kiện đổi lại là đến trước năm 2020, mỗi năm Lào sẽ cung cấp cho Trung Quốc tài nguyên khoáng sản trị giá 5 triệu USD, chủ yếu là Kali, gỗ và hàng nông sản. Bên cạnh những lợi ích mà Trung Quốc đạt được, tuyến đường sắt này cũng có ý nghĩa quan trọng đối với Lào – quốc gia không có bờ biển. Phía Lào dự tính thu nhập từ vận tải đường sắt năm đầu tiên sẽ đạt khoảng 95 triệu USD, đến năm thứ 50, lãi ròng từ vận tải đường sắt sẽ đạt 16,39 tỷ USD.43 Ngoài ra, thu nhập từ các ngành nghề liên quan sẽ chiếm tới 50% tổng thu nhập.
Tuy vậy, cũng có nhiều tranh cãi xung quanh dự án này khi vốn đầu tư là quá lớn so với GDP của Lào. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định rằng Lào sẽ không thể trả nổi chi phí cho dự án này và có thể đây sẽ là một sai lầm mà nước này sẽ phải trả giá đắt. Về phía Trung Quốc, không khó để Chính phủ Trung Quốc nhận ra rủi ro trả nợ của Lào. Tuy nhiên tuyến đường sắt này có thể mang lại lợi ích rất lớn cho các công ty Trung Quốc đang làm ăn tại đây gặp khó khăn trong vấn đề cơ sở hạ tầng. Năm 2012, tổng số vốn đầu tư vào Lào của các công ty Trung Quốc lên tới 3,3 tỷ USD, lĩnh vực tập trung chủ yếu là khoáng sản, thủy điện và gỗ. Do đó, nếu tuyến đường sắt này hoàn thành, việc vận chuyển tài nguyên khoáng sản từ Lào đến Trung Quốc sẽ thuận tiện hơn rất
carbonat là một thành phần quan trọng để sản xuất ra phân bón. Ngoài ra, Trung Quốc còn được cung cấp các vật liệu thô khác như gỗ và nông sản