59 Dẫn theo: [7, tr.46]
60 Dẫn theo: [7, tr.47]
Mặc dù Lào đang trong giai đoạn mở cửa phát triển kinh tế, rất cần vốn và kỹ thuật bên ngoài. Song, vào ngày 15 tháng 3 năm 2012, Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong cho biết nước này đang rất kỳ vọng vào các doanh nghiệp Nhật Bản, đồng thời ông cũng ám chỉ cảm giác cảnh giác đối với lực lượng Trung Quốc. Nguyên nhân là tuy Trung Quốc có sức hấp dẫn về vốn, song lực lượng lớn lao động Trung Quốc tràn vào Lào đã bắt đầu gây nên những tác động nghiêm trọng đối với xã hội Lào, thậm chí gây nên những bất bình trong người dân Lào.62 Đồng thời, điều đáng lo ngại là Lào hiện nay đang quá dựa dẫm vào Trung Quốc về mặt kinh tế và nguy cơ sẽ còn bị ràng buộc về mặt chính trị.
Trong đời sống văn hóa-xã hội: tổ chức Trung Hoa lý sự hội được thành lập
ở các thành phố lớn của Lào từ những năm 1998 được xem như một tổ chức xã hội nhằm gắn kết tình cảm của những người Hoa và người Hoa Kiều, bảo vệ lợi ích đồng bào Hoa Kiều. Trung Hoa lý sự hội có chức năng: giải quyết những tranh chấp nội bộ của người Hoa như gia đình, hôn nhân…, thay mặt Hoa kiều trình báo các loại giấy tờ chứng nhận, truyền đạt pháp lệnh và các công báo chính phủ, giúp đỡ chính phủ trưng thu thuế.[6, tr.35] Sự tồn tại của Trung Hoa lý sự hội còn có nhiệm vụ tiến hành giáo dục tiếng Hoa và truyền bá các truyền thống văn hóa của người Hoa tới nhân dân Lào.
Việc Trung Quốc tăng cường sự hiện diện của mình ở Lào với các dự án kinh tế và trợ giúp tài chính lớn, cùng với sự gia tăng của dòng người Trung Quốc di cư tới Lào dần hình thành nên các “Chinatown” ở Viêng Chăn. Thực tế ở Lào vẫn chưa có khu vực nào được ghi nhận một cách đầy đủ là một “Chinatown”, nhưng khu vực gần với tên gọi “Chinatown” nhất có lẽ là xung quanh 4 con đường ở Viêng Chăn. Những con đường này tập trung Hoa Kiều và những người Trung Quốc mới di cư sang nhiều nhất. Khu vực tạm gọi là “China town” này tập trung nhiều cơ sở kinh tế và tổ chức đoàn thể xã hội của Hoa Kiều. Dưới sự đồng ý của Chính phủ Lào, nhiều nơi ở nước này đã biến thành khu vực chỉ dành riêng cho người Trung Quốc cư trú. Năm 2009, Trung Quốc đã giúp đỡ Lào xây dựng các nhà
thi đấu cho sự kiện SEA Games 25, vì vậy Chính phủ Lào khi đó đã giành cho doanh nghiệp Trung Quốc một khu vực bùn lầy diện tích 1000 ha xung quanh thủ đô Viêng Chăn, yêu cầu cải tạo thành một khu đô thị mới chủ yếu là đề thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư, thương nhân và Hoa Kiều đến đây sinh sống.63 Đây có thể coi như là hành động làm gia tăng sự hiện diện của người Hoa trên đất Lào
Bên cạnh những chính sách về kinh tế, thương mại và đầu tư, Trung Quốc cũng rất chú trọng tới công tác đưa người nước mình sang làm ăn ở Lào, sau đó tìm cách định cư lâu dài. Trong những năm trở lại đây, lượng người Trung Quốc tới sống và làm việc tại Lào có sự gia tăng đáng kể. Mặc dù về mặt chính thức, con số này chỉ là 30000 người, tuy nhiên, nhiều nguồn tin cho rằng con số thực tế phải gấp 10 lần.64 Hiện tại, nếu không tính đến khu vực Bắc Lào – nơi mà báo chí nước ngoài đã coi là “khu vực thuộc về Trung Quốc” thì tại Viêng Chăn và phía Nam Lào, nơi chịu ảnh hưởng nhiều của Việt Nam, ngày càng xuất hiện nhiều các doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn của Trung Quốc.
Sử dụng người Hoa Kiều cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu để Trung Quốc thâm nhập vào Lào. Dù chưa có một thống kê cụ thể nào về số lượng các công ty, nhà hàng… do Hoa Kiều tại Lào đứng tên, nhưng đi đến bất cứ nơi đâu đặc biệt là Bắc Lào cũng đều thấy sự hiện diện của họ.
2.5. Tiểu kết
Với một quốc gia đang trỗi dậy mạnh mẽ như Trung Quốc, sử dụng sức mạnh về kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc gây dựng ảnh hưởng của nước này tại Lào. Giờ đây, Trung Quốc đã có một vị trí vững chắc ở Bắc Lào thông qua những dự án đầu tư về cơ sở hạ tầng giao thông, các khu công nghiệp làm thay đổi diện mạo cho khu vực này. Sức ảnh hưởng này cũng đang dần mở rộng xuống Trung Lào và Hạ Lào.
63Xem thêm: http://china.huanqiu.com/eyes_on_china/economy/2008-12/319525.html , truy cập ngày 1/08/2013 1/08/2013